XÉT DUYỆT NÂNG LƯƠNG TỪ BẬC CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC?

XÉT DUYỆT NÂNG LƯƠNG TỪ BẬC CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC?

XÉT DUYỆT NÂNG LƯƠNG TỪ BẬC CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC?

XÉT DUYỆT NÂNG LƯƠNG TỪ BẬC CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC?
CÂU HỎI:
Chào luật sư! Mong luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp như sau:
Tôi là nhân viên trong 1 Trung Tâm thuộc đơn vị sự nghiệp nhà nước hình thức tự thu tự chi. Hợp đồng lao động của tôi là hợp đồng khoán không xác định thời hạn, tôi vào làm 09/2012, mức lương tính theo hệ số lương nhà nước, bằng cấp của tôi là cao đẳng, 11/2018 là đến hạng nâng bậc lương theo quy định, tôi đã được nâng lương lần đầu vào năm 2015, bậc lương hiện tại là 2,41. Tuy nhiên vào 04/2017 tôi có bổ sung bằng Đại Học cho Trung Tâm để xét lương theo hệ số Đại Học thi đến nay là 10/2018 tôi vẫn chưa được xét duyệt mặc dù vị trí công việc hiện tại tôi đang làm yêu cầu phải có bằng Đại Học, khi tôi hỏi bên Nhân Sự của Trung Tâm thì được trả lời là chờ xét duyệt của sở nội vụ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi:
1) Thủ tục và điều kiện xin xét duyệt để chuyển hệ số lương từ Cao đẳng lên Đại học.
2) Thời gian để được xét duyệt trong bao lâu3) Nếu tôi được xét duyệt thì đến tháng 11/2018 hệ số lương của tôi được tính như thế nàoTrân trọng cảm ơn Luật sư!
TRẢ LỜI TƯ VẤN
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luatbinhduong.net, đối với trường hợp và các yêu cầu tư vấn của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về Thủ tục và điều kiện xin xét duyệt để chuyển hệ số lương từ Cao đẳng lên Đại học:
Theo như trường hợp mà chị đề cập, có thể thấy chị là người lao động làm việc với tư cách viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập, với yêu cầu xin xét duyệt để chuyển hệ số lương từ Cao đẳng lên Đại học.
Khoản 10 Điều 2 Thông tư 15/2014/TT-BNV quy định về nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện chế độ, chính sách tiền lương của Sở nội vụ như sau:
“+ Tổng hợp danh sách, hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ cho ý kiến thống nhất trước khi ký quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch, chức danh tương đương ngạch chuyên viên cao cấp theo quy định;
+ Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc và các chế độ, chính sách về tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh theo quy định.” 
Như vậy, Sở nội vụ cấp Tỉnh có thẩm quyền ban hành các văn bản để hướng dẫn việc xếp lương của viên chức. Do đó, đơn vị của chị không được xét chuyển ngạch lương cho chị mà cần phải có công văn hướng dẫn của Sở Nội vụ, chị phải chờ xét duyệt của Sở Nội Vụ để xét duyệt nâng bậc lương hoặc thi nâng bậc lương.
Đối với điều kiện xin xét duyệt để chuyển hệ số lương từ Cao đẳng lên Đại học:
Điều 9 Thông tư 12/2012/TT-SNV quy định Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau: 
“Điều 9. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
3. Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực;
4. Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định.”
Nếu chị đảm bảo được các tiêu chuẩn, điều kiện trên thì chị sẽ được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo yêu cầu của Sở Nội vụ.
Ngoài ra, điều 5 của Quyết định số 51/QĐ-LĐTBXH quyết định về việc ban hành quy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động cũng quy định 
" Điều 5: Điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên
Công chức, viên chức và người lao động chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây gọi là chức danh) thì được xét nâng 1 bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
1. Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch, trong chức danh
a) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
b) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
2. Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên
Công chức, viên chức, người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá, đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng 1 bậc lương thường xuyên:
b) Đối với viên chức và người lao động:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.”
Về thủ tục, đối với viêc chức, khi có bằng đại học, chị không đương nhiên được xét lương theo bằng đại học mà phải thông qua thi hoặc xét ngạch nân lương. Quy định về nâng ngạch được quy định cụ thể tại điểm a khoản 1 mục II thông tư 02/2017/TT-BNV như sau:
"1. Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức:
a) Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.”
Do đó, khi được nâng ngạch lương, chị không đương nhiên được hưởng lương bậc 2 của ngạch đại học mà sẽ xét xếp lương vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Khi có bằng đại học, chị nộp bản sao có chứng thực bằng đại học của bạn và đơn xin xếp lương cho đơn vị, chờ đơn vị tổ chức xét duyệt nâng bậc lương hoăc thi nâng bậc lương. Khi đó, đơn vị sẽ thông báo cụ thể với chị.
Thứ hai, về thời gian chờ xét duyệt để chuyển hệ số lương từ Cao đẳng lên Đại học:
Trường hợp của chị là nâng bậc lương thường xuyên, do đó, thời gian chờ xét duyệt sẽ được quy định tại Quyết định số 51/QĐ-LĐTBXH, cụ thể:
"Điều 6. Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
3. Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
4. Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị. 
Điều 7: Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
2. Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
3. Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điều 6 của Quy chế này.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điều này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hàng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.
Điều 9. quy trình thực hiện xét nâng bậc lương thường quyên
1. Tuần đầu tiên của tháng đầu tiên hàng quý, Hội đồng lương họp, rà soát, lập danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện nâng bậc lương thường xuyên trong quý; xem xét việc đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên của công chức, viên chức và người lao động. Cuộc họp của Hội đồng lương được ghi thành biên bản, có ý kiến và chữ ký của tất cả các thành viên Hội đồng lương.”
Thứ ba, cách tính hệ số lương nếu chị được xét duyệt cho đến tháng 11/2018:
Trường hợp của chị được quy định tại điểm a khoản 1 Mục II thông tư 02/2007/TT-BNV về nâng ngạch, cụ thể như sau:
“1. Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức:
a/ Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.”
Do đó, nếu chị được xét duyệt cho đến tháng 11/2018, chị sẽ được xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Chị có thể tham khảo Bảng lương cán bộ công chức từ 1/7/2018.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất. 
Trân trọng!  
Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương