Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

VAY NGÂN HÀNG VÀ MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN THÌ XỬ LÝ THẾ NÀO?

CÂU HỎI: 

 

Năm nay em 28 tuổi.Trước khi em bị tai nạn lao động,em có vay ngan hàng với so tiền 60.000.000đ và một thẻ tín dụng 30.000.000 đ.sau này em không có khả năng chi trả,em ngừng đong tiền cho ngân hàng,trong khoảng thời gian em ngừng đong tiền,em bị tai nạn lao động trong công ty với thương tích bệnh tật là 62%.dậy cho em hỏi sau này em sẽ bị bên ngân hàng kiện ra tòa về tội tố tụng hình sự,chiếm đoạt lừa đảo phải không ạ?.sau này em vẫn phải đóng tiền cho ngân hàng phải không ạ?,hay trường hợp của em có được miễn gì không ạ?sau này em vẫn còn hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng không,hay khi em bị thưa kiện ra tòa về tội danh trên thì bên bảo hiểm sẽ không chi trả tiền tai nạn lao động hàng tháng cho em nưa.hiện tại thì em vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động hàng tháng.mong anh chị cho em lời khuyên và chỉ giúp em phải làm thế nào để em vẫn được hưởng chế độ hàng tháng về sau này. 

 

TRẢ LỜI:

 

Thứ nhất, vấn đề bạn có bị Ngân hàng khởi kiện về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản.

Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau “1. Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

  a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

  b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản

Việc ngân hàng có khởi kiện bạn ra Tòa án về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản hay không phụ thuộc vào ý chí của họ. Tuy nhiên ,bạn chỉ bị  bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu thỏa mãn các cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự.

Thứ hai, vấn đề trả tiền cho ngân hàng

Pháp luật quy định nghĩa vụ của bên vay theo Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 “ 1.Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Khi bạn không có khả năng trả ngay nợ lãi cho ngân hàng thì bạn có thể xin gia hạn thời hạn chậm trả nhưng phải được phía ngân hàng đồng ý. Nếu quá thời hạn gia hạn này mà bạn vẫn không trả được số nợ của mình thì ngoài việc bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bạn còn phải bồi thường thiệt hại cho ngân hàng.

Đồng thời, trong trường hợp bạn hoàn toàn không có khả năng thanh toán hết số nợ ngân hàng thì bạn có thể bị cưỡng chế thi hành án theo Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 “1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định’’

 Nếu hết thời hạn gia hạn nghĩa vụ trả nợ mà bạn vẫn không thể trả nợ, phía ngân hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án can thiệp, cưỡng chế thi hành án. Khi đó, mọi tài sản thuộc quyền sở hữu của bạn sẽ có thể bị đem ra xử lý để thanh toán nợ.

Thứ ba, vấn đề bạn có còn được hưởng trợ cấp hàng tháng không khi nếu bị Ngân hàng khởi kiện

Không có một quy định nào của pháp luật nới rằng bạn bị sẽ không nhận được trợ cấp hàng tháng do tai nạn nghề nghiệp nếu bạn bị khởi kiện. Vì vậy, bạn có thể yên tâm về  vấn đề này

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Bình Dương về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện đến bộ phận tư vấn - Số điện thoại liên hệ 0274.6 270 270 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương