Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

TƯ VẤN VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC

Câu hỏi:

 

Mẹ em làm nghề mua lúa. Trong khi làm việc có hợp tác làm việc với 1 anh tên Cương. Mẹ em cho mượn chi tiền đặt cọc mua lúa. Nhưng khi đến lúc thu hoạch anh Cương đã đơn phương cố ý lấy tay đập mạnh lên đầu mẹ e. Khi xảy ra chuyện có một số người xung quanh. Khi về mẹ e có triệu chứng nhức đầu muốn ói, phải nằm viện 3-4 ngày và được bác sĩ chuẩn đoán bị tổn thương não, và một số chịu chứng khác( có giấy tờ đầy đủ của bác sĩ ). Anh Cương không hoàn trả số tiền mà mẹ em đã hợp đồng giao kèo (trên 5tr). Trong lúc nằm viện mẹ e không đi làm được, và nghỉ dưỡng sức 1 2 ngày nữa. Mẹ em làm đơn kiện anh Cương trên huyện và huyện yêu cầu 2 bên gặp mặt hoà giải nói chuyện trước. Nhưng anh Cương đơn phương cắt đứt liên lạc, trốn tránh trách nhiệm không liên hệ gặp mặt.

 

Anh Cương phạm những tội gì?

 

Mẹ em được bồi thường những khoản nào?

 

Tòa án hay công an giải quyết?

 

Nếu huyện không phân sử được em có thể nộp đơn lên đâu để giải quyết nhanh chóng? 

 

Trả lời:

 

1.Hành vi phạm tội của Cương

 

Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau: 

 

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

 

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

 

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

 

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

 

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

 

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

 

e) Có tổ chức;

 

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

 

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

 

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

 

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

 

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

 

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 

 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

 

Như vậy, Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, từ 31% đến 60% thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

 

Đối với trường hợp trên của bạn, Cường đã cố ý lấy tay đập mạnh lên đầu mẹ bạn, tuy nhiên bạn không nêu rõ bác sỹ chuẩn đoán mẹ bạn có tỷ lệ thương tật bao nhiêu %, nên không thể xác định được khung hình phạt đối với hành vi của Cương.

 

Căn cứ vào dữ liệu bạn nêu thì bác sỹ có chuẩn đoán mẹ bạn bị tổn thương não và phải nằm viện 3-4 ngày và một số chịu chứng khác (có giấy tờ đầy đủ của bác sỹ). Do đó, trường hợp này có thể thuộc trường hợp “Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân”, nên Cường có thể phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Và Cương có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

 

2. Về thủ tục khởi kiện

 

 Đối với tội cố ý gây thương tích, bạn có thể tiến hành tố giác tội phạm theo yêu cầu của người bị hại,

 

Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về việc tố giác và tin báo về tội phạm như sau:

 

“Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm

 

Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

 

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”

 

Như vậy, Việc tố giác tội phạm hình sự  có thể được thể hiện dưới hình thức đơn hoặc trình bày trực tiếp. Nếu trình bày trực tiếp thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Đơn yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Đối với trường hợp trên của bạn, bạn có thể gửi đơn tố giác tới Tòa án nhân dan cấp huyện hoặc viện kiểm sát, cơ quan điều tra. 

3.Bồi thường

 

Đối vời trường hợp trên nếu mẹ bạn bị thương tật dưới 11% và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 thì  bạn vẫn có thể làm đơn tố cáo cơ quan có thẩm quyền phạt hành chính .Căn cứ vào điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

 

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”

 

Ngoài ra bạn có thể yêu cầu người gây thương tích bồi thường thiệt hại cho gia đình mình.Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

 

1. chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

 

2. thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;

 

3. chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;

 

4. chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc;

 

5. khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

 

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

 

Theo quy định tại Điều 170 Luật tố tụng hình sự 2003 quy định về thẩm quyền của tòa án các cấp như sau:

 

"Điều 170. Thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấ

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương