Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

TỘI GIẾT NGƯỜI CÓ ĐƯỢC XÉT TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ HAY KHÔNG?

Chào luật sư: Tôi có một số vấn đề muốn trình bày và mong nhận được sự tư vấn nhanh nhất có thể. Xin trình bày với luật sư như sau: Tôi có một em gái tên là N.T.N sinh năm 1994, vừa qua em tôi đang trên đường đi làm về thì có một thanh niên tên C bám theo, lựa lúc đường vắng người đẩy em tôi té xuống đường sau đó dùng dao de dọa giết, và liên tục đánh vào mặt em tôi để thực hiện hành vi giao cấu, trong lúc hoảng loạn vùng vẫy để thoát thân thì em tôi với được một cục đá và đã dùng đánh hai cái mạnh vào vùng đầu của C, thấy C xỉu em tôi hoảng sợ bỏ chạy và ra trình báo với cơ quan công an, ngay sau đó người dân phát hiện đưa đi bệnh viện thì C đã chết trên đường đi vì bị chấn thương sọ nào và mất máu quá nhiều.

HỎI:       

Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp trên em tôi là N.T.N phạm vào tội giết người nhưng có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ nào hay không?

Xin cảm ơn luật sư.

TRẢ LỜI:

Luatbinhduong.net xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo Điều 51 BLHS năm 2015 quy định:

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn nhận tội;

t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng;

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Dựa theo những thông tin bạn cung cấp thì Tòa án sẽ  xem xét tất cả các tình tiết giảm nhẹ và sẽ ra quyết định cuối cùng. Có thể thấy trong đó chị N.T.N là người bị de dọa, cưỡng bức để thực hiện hành vi giao cấu, ngoài ra chị N.T.N ngay sau đó  đã trình báo với cơ quan công an thì Tòa án sẽ xem xét làm tình tiết giảm nhẹ căn cứ theo khoản 1 điểm s và k điều này. Trong trường hợp này, nếu phía gia đình nạn nhân xin giảm tội và có đơn xin giảm án gửi Chủ tịch nước và được chấp thuận thì cũng có thể giảm hình phạt từ tử hình xuống chung thân.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc cho trường hợp vừa nêu trên, nếu còn chưa hiểu hoặc cần tư vấn pháp lý khác xin vui lòng gửi Emai đến:  lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện đến số điện thoại: (0274) 6270.270 để được tư vấn nhanh nhất.

Trân trọng.

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương