Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG CÓ BỊ COI LÀ TỘI PHẠM?

Tình huống trên thực tế :

         Do P trước đây từng có thời gian tìm hiểu T nhưng không được T  đồng ý nên khi nhìn thấy T đi cùng K, P đã vòng xe quay lại đuổi theo K và T,  P dùng xe máy vượt lên chặn trước đầu xe máy của K và T đồng thời dùng điện thoại soi vào mặt K và T. Lúc này đám bạn của P cũng quay xe lại và đứng xung quanh K và T. Tức tối vì thấy T và K đi cùng nhau, P đã nổi máu ghen và nói với bạn mình rằng K trước đây đã từng gây sự đánh mình. P hỏi K: “Tại sao mày đánh tao?" K trả lời: “Anh nhầm người rồi” thì lập tức P lao vào đánh K tới tấp.

         Dù T đã đứng ra can ngăn nhưng P và đám bạn của mình vẫn lao vào đánh K. Thấy đối phương đông người và sợ bị đánh tiếp nên K hoảng sợ bỏ chạy. P cùng đám bạn đuổi theo K, khi vừa đuổi kịp, P dùng tay chụp đầu K và cầm dao đâm K nhưng không trúng. K tiếp tục bỏ chạy nhưng P vẫn đuổi theo và dùng khuỷu tay đánh nhiều cái vào lưng K, làm con dao đang cầm trên tay rơi xuống đường. Trong khi K đang bị đánh thì nhìn thấy con dao, K liền nhặt lên rồi đâm P hai nhát vào vùng bụng và ngực trái.

        Thấy P trọng thương, K chạy về nhà mình, sau đó đến cơ quan công an đầu thú. Còn P sau khi bị K đâm, leo lên xe máy chạy được khoảng 100m thì cả người và xe ngã xuống đường. Mặc dù được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng P đã chết trên đường đi do mất máu quá nhiều, thủng tim và gan.

 

HỎI:

         Trong trường hợp trên K có được xem là phòng vệ chính đáng và có bị xem là phạm tội hay không?

         Nếu phạm tội thì phạm tội gì và sẽ bị xử lý ra sao?

TRẢ LỜI:

Luatbinhduong.net xin trả lời và giải đáp thắc mắc như sau:

Theo quy định tại Điều 22 BLDS năm 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”

         Hiện nay xuất phát từ mục đích khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia vào các hoạt động phòng chống tội phạm, hạn chế thiệt hại mà tội phạm gây ra pháp luật hình sự đã quy định về chế định phòng vệ chính đáng. Theo đó, một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả một cách “cần thiết” người đang có hành vi tấn công hiện hữu xâm phạm các lợi ích nói trên mặc dù gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công, thì hành vi này được gọi là phòng vệ chính đáng và phòng vệ người phòng vệ không bị coi là tội phạm.

Theo đó hành vi phòng vệ chính đáng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

        Thứ nhất, hành vi tấn công của người có hành vi vi phạm phải là đang hiện hữu xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công dân.

         Thứ hai, người phòng vệ có sự chống trả cần thiết người đang có hành vi tấn công ngay cả trong trường hợp có biện pháp khác tránh được sự tấn công (sự chống trả này phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong hoàn cảnh cụ thể, để đánh giá được hành vi phòng vệ là cần thiết phải dựa vào một số căn cứ sau: tính chất của quan hệ xã hội bị xâm phạm, mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra, sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công, tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay công cụ mà người tấn công sử dụng,..)

          Trong trường hợp này P và các bạn của P đã có hành vi đánh K đã phát sinh quyền phòng vệ chính đáng của K. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì phòng vệ chính đáng đòi hỏi sự chống trả một cách cần thiết, phù hợp với tính chất mức độ của hành vi tấn công trong trường hợp cụ thể. Trong vụ việc này, hành vi của K nhặt dao ở dưới đất để đâm P và đâm hai nhát rõ ràng đã vượt quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi bị xâm hại và việc phòng vệ chinh đáng của K bị xem là tội phạm. Do đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 126 BLHS năm 2015.

Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”  

         Đối với hành vi của nhóm bạn P, những người này đã có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của K với lỗi cố ý, vì thế để xác định trách nhiệm pháp lí đối với nhóm bạn của P phải căn cứ vài tỷ lệ thương tật cũng như các tình tiết cụ thể khác mà hành vi của những người này đã gây ra theo quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.

         Tuy nhiên nếu hành vi gây thương tích  của những người bạn của P không thuộc các trường hợp trên (chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự) thì hành vi này có thể bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

Về bồi thường thiệt thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, trong các trường hợp này được quy định  Khoản 1 Điều 584, BLHS năm 2015 quy định

       “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Như vậy, có thể thấy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe có đầy đủ các đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể về cơ sở phát sinh trách nhiệm; về điều kiện phát sinh trách nhiệm; về chủ thể chịu trách nhiệm và về mức bồi thường.
Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn có một số đặc thù nhất định, cụ thể:
         Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi trái pháp luật: Quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể là quyền nhân thân được pháp luật dân sự ghi nhận, bảo vệ cho mỗi cá nhân, mọi chủ thể đều có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền đó, không ai có quyền xâm phạm. Do đó hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân là hành vi trái pháp luật, trừ những trường hợp ngoại lệ theo quy định pháp luật.
         Thiệt hại xảy ra khi bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe bao gồm cả thiệt hại vật chất và thiệt hại về tinh thần: Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác, người gây thiệt hại thường chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác phải chịu trách nhiệm cả vật chất lẫn tinh thần,cả thiệt hại trực tiếp lẫn gián tiếp.

        “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe phát sinh không cần yếu tố lỗi”. Quy định này nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người có liên quan.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc cho trường hợp vừa nêu trên, nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý khác xin vui lòng gửi Emai đến:  lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện đến số điện thoại: (0274) 6270.270 để được tư vấn nhanh nhất.

Trân trọng.

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương