Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG?

Hỏi:

 

Ngày 23 tháng 11, A đi ăn giỗ ở nhà họ hàng. Lúc về có 1 thanh niên là B đứng đợi ở cửa rồi xích mích với Ạ và có xảy ra xô xát. Sau đó, B gọi 7 người nữa mang hung khí tới. A bỏ chạy về nhà thì B cùng đồng bọn đuổi theo vào trong nhà.Thấy vậy A chạy xuống bếp cầm dao lên. Bị B đánh, A dùng dao chống trả. A chém B 1 nhát vào vai, B bị đứt tĩnh mạch. Cho tôi hỏi trường hợp này thì giải quyết như thế nào? 

 

Trả lời:

-Điều 15 Bộ luật hình sự 1119 sửa đổi, bổ sng 2009 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:"1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự".

Trong tình huống này, B là người cố ý đuổi theo, dùng hung khí tấn công A.Hành vi chống cự lại của A lànhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mìnhkhông bị coi là tội phạm khi sự chống trảnằm trong giới hạn của phòng vệ chính đáng. Hành vi của Asẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi vượt quá giớihạn của phóng vệ chính đáng. Vấn đề đặt ra ở đây là như thế nào thì được coi là vượt quá giới hạn cho phép? Điều này sẽ căn cứ vào phương tiện, công cụ và hậu quả mà hai bên gây ra cũng như mức độ của hành vi tấn công và khả năng của người phòng vệ.

Nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây thương tích thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 106 Bộ luật hình sự cụ thể như sau:"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm".

Tuy nhiên, vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự với người vượt quá giớihạn của phòng vệ chính đáng vẫn có thể được giảm nhẹ khi căn cứ vào lỗi của nạn nhân (người có hành vi trộm cố ý gây thương tích với A); mục đích của hành vi chống trả chỉ nhằm phòng vệ; người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không còn thời gian để lựa chọn cách giải quyết khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Bình Dương về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện đến bộ phận tư vấn - Số điện thoại liên hệ 0274.6 270 270 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương