Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC THÌ BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO?

Hỏi:

 

Dạ chào luật sư!Luật sư cho em hỏi một vài vấn đề ạ. Bạn em bị công an bắt vì lừa người ta 284 triệu làm giấy tờ hiến thận. Đây chỉ là do bạn ấy tự động làm, và cũng không có liên quan gì mua bán thận.

 Trong quá trình chuyển tiền bạn ấy có mượn thẻ ATM của em để bên bị hại chuyển tiền, số tiền là 92 triệu. Em không biết chuyện này cho đến khi bạn đó bị bắt. Và cái thẻ ATM bạn ấy giữ tới khi bị bắt. Hiện giờ bị công an tạm giữ và khai là lừa lấy số tiền đó đi tiêu xài. Bên bị hại người ta yêu cầu trả 150 triệu trước thì bên bị hại kí giấy bãi nại. Vậy cho em hỏi nếu mình trả đúng số tiền yêu cầu, bên bị hại kí bãi nại thì bạn em có phải bị ở tù không? Em không biết chuyện này nhưng thẻ ATM tên của em, vậy em có bị truy tố gì không? Em cám ơn!

 

Trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn của bạn làm giấy tờ hiến thận nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác với số tiền 284 triệu đồng. Với số tiền chiếm đoạt trên thì bạn của bạn có thể bị truy cứu theo khoản 3 điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009.

 

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Tái phạm nguy hiểm;

 

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

 

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;              

 

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

 

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

 

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

 

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

 

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

 

Như vậy, căn cứ theo quy đinh trên thì bạn của bạn lừa đảo chiến đoạt tài sản có giá trị trên hai trăm triệu đồng thì có thể bị phạt tù tử bảy năm đến mười lăm năm. Nếu sau khi cơ quan điều tra phát hiện ra hành vi phạm tội mà bạn của bạn tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả ( trả lại tiền cho bên bị hại) thì có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ để giảm mức hình phạt.

 

Nếu tại thời điểm bạn của bạn mượn thẻ ATM của bạn nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác mà bạn không hề biết mục đích mượn thẻ của bạn là để phạm tội thì bạn không bị coi là phạm tội và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Bình Dương về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện đến bộ phận tư vấn - Số điện thoại liên hệ 0274.6 270 270 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương