Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ

Câu hỏi:

 

Em trai tôi vừa rồi có vướng mắc vào tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do làm ăn thua lỗ trong kinh doanh, trước đó vợ chồng em trai của tôi đã làm hợp đồng vay vốn với một cá nhân ngoài nhà nước.

Trị giá số tiền vay là 850 triệu đồng, hàng tháng vợ chồng em trai của tôi phải trả số tiền là 28 triệu đồng và đã trả tiền lãi trong vòng 2 năm. Do làm ăn thua lỗ, họ nắm được thông tin nên họ ép gia đình em trai của tôi phải thanh toán hết số tiền đã vay trước đó nếu không họ sẽ làm đơn kiện. Vụ việc đã sảy ra và bên Công an điều tra đã ra lệnh tạm giam 4 tháng với em trai của tôi. Hiện tại gia đình chúng tôi mới khắc phục cho nguyên đơn được thêm 200 triệu nữa và nhờ phía công an đứng ra. 200 triệu đó do gia đình tôi nộp cho bên Cảnh sát điều tra, có biên lai chứng nhận và nhờ họ làm trung gian hoà giải khắc phục. Giờ chúng tôi có ý nguyện khắc phục thêm để bên nguyên đơn rút đơn khởi kiện nhưng phía CSĐT họ nói là không thể rút được. Do hiểu biết pháp luật hạn chế nên kính mong luatminhgia trợ giúp cho gia đình chúng tôi thắc mắc là khi chúng tôi đã khắc phục hậu quả thì phía nguyên đơn họ có rút đơn khởi kiện được không, và nếu khi ra toà án xét xử mà nguyên đơn có đơn đề nghị rút đơn khởi kiện thì hình phạt đối với em trai tôi là như thế nào. Kính mong nhận được sự giúp đỡ! Trân trọng cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn:

Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:

 

“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

....

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

 

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

 

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

…”

Về việc bị hại rút đơn, trường hợp này khi bên bị hại rút đơn thì không phải là căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án. Vì theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 20015 thì Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không phải là tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Cụ thể:

 

“Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

 

1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

 

2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

…”

Việc người phạm tội anh/chị đã khắc phục hậu quả sẽ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 46 Bộ luật hình sự:

 

Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

 

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

 

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

 

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

o) Người phạm tội tự thú;

 

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

 

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

…”

Ngoài ra, việc bị hại rút đơn hoặc đề nghị giảm nhẹ hình phạt thì có thể được Tòa án áp dụng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.

 

Về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ, Điều 47 Bộ luật hình sự quy định:

 

“Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

 

Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Bình Dương về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện đến bộ phận tư vấn - Số điện thoại liên hệ 0274.6 270 270 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương