Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

HỎI VỀ VỤ ÁN TẤN CÔNG BẰNG HUNG KHÍ NGUY HIỂM

Hỏi:

Thân Ái chào Luật sư, Cháu trai tôi sinh năm 2000, trong lúc đi làm công nhân tại 1 công ty tư nhân bị 1 nhóm đối tượng 6 người tấn công bằng hung khí là dao chặt nước đá làm lủng sọ, bi thương ở vai, lưng và vùng trán. Tình tiết vụ án như sau: 16:30' Ngày 16/7/2016 khi vừa tan ca ra về vừa ra khỏi cổng bảo vệ công ty thì bị 1 nhóm gồm 6 người (4 người làm cùng công ty và 2 người là bạn của 4 người kia bên ngoài) tấn công bằng tay, gậy và trong đó có 1 đối tượng cầm dao chặt đá chém từ trên chém xuống khiến cháu tôi gục ngã tại chỗ, sự việc có anh tôi (Cha của cháu tôi- người bị hại) chứng kiến vì anh tôi đến công ty đón cháu tôi về. Sau khi vụ án xảy ra, 4 đối tượng đã bị công an bắt tạm giam đến bây giờ, còn 2 đối tượng nữa đang lẫn trốn ... Trong quá trình điều tra công an viên có kêu người giám hộ của bị hại ký vào biên bản" không cần luật sư bảo vệ quyền lợi", liêu ký vào biên bản này rồi sau này khi ra tòa gia đình người bị hại có thuê được luật sư nữa hay không? thuê luật sư vậy có sai trái vơi biên bản đã ký hay không? Cảm ơn Luật sư, rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư. 

 

Chúng tôi xin tư vấn về vấn đề của bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 95, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

“1. Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất.

Trong biên bản ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, những người tiến hành, tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động tố tụng, những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

2. Biên bản phiên toà phải có chữ ký của chủ toạ phiên toà và Thư ký Tòa án. Biên bản các hoạt động tố tụng khác phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định trong từng trường hợp. Những điểm sửa chữa trong biên bản cũng phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.”                                                                  

Và theo quy định tại Điều 125. Biên bản điều tra của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

“1. Khi tiến hành điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.

Điều tra viên lập biên bản phải đọc lại biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Nhận xét đó được ghi vào biên bản. Người tham gia tố tụng và Điều tra viên cùng ký tên vào biên bản.

2. Trong trường hợp người tham gia tố tụng từ chối ký vào biên bản, thì việc đó phải được ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

3. Nếu người tham gia tố tụng vì nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do; Điều tra viên và người chứng kiến cùng xác nhận.

Người không biết chữ thì điểm chỉ vào biên bản.”

 Như vậy, biên bản tố tụng hình sự là các biên bản được lập bằng văn bản theo mẫu thống nhất trong cả nước, là căn cứ pháp lý ghi lại diễn biến cụ thể cũng như kết quả của các hoạt động tố tụng hình sự. Dựa trên những thông tin về các hoạt động tố tụng được ghi nhận và xác thực trong các biên bản mà những người tiến hành tố tụng cũng như những người tham gia tố tụng dù không tham gia tất cả các hoạt động tố tụng nhưng có thể nắm bắt, theo dõi quá trình  tố tụng. Đồng thời, các biên bản cũng được coi như một loại bằng chứng đặc biệt bởi do các cá nhân có thẩm quyền lập có thể được sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Người tham gia tố tụng có thể từ chối ký vào biên bản nhưng trong trường hợp bạn yêu cầu tư vấn thì người giám hộ đã ký vào biên bản tuy nhiên bị hại chưa ký, nếu người tham gia tố tụng đã ký thì không thể thay đổi và phải thực hiện theo nội dung của biên bản, khi đã ký vào  biên bản thì khi ra Tòa không thể thuê luật sư nữa và nếu thuê luật sư thì vi phạm biên bản đã ký. Tuy nhiên một biên bản chỉ có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng các điều kiện tại Khoản 2, Điều 95, cần lưu ý vấn đề này để xác định hiệu lực của biên bản mà cơ quan điều tra đã lập trong trường hợp cụ thể của bạn.

Theo thông tin mà bạn cung cấp là trong quá trình điều tra, công an viên đưa cho người giám hộ ký vào biên bản như vậy biên bản này là biên bản thuộc giai đoạn điều tra và phải tuân thủ quy định tại hai Điều luật trên, Để xác định việc ký của người giám hộ có phù hợp với quy định của pháp luật không thì phải xác định được người giám hộ có phải là người tham gia tố tụng không, nếu người giám hộ đồng thời là người tham gia tố tụng thì có quyền ký vào biên bản và nếu đã ký thì biên bản có hiệu lực và phải thực hiện theo nội dung trong biên bản đó.

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Bình Dương về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện đến bộ phận tư vấn - Số điện thoại liên hệ 0274.6 270 270 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương