Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

DÙNG CLIP NHẠY CẢM TỐNG TIỀN NGƯỜI KHÁC THÌ BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO?

Câu hỏi:

 

Sự việc cụ thể như sau: Tôi có 1 anh bạn tên Cường, một ngày tôi làm đang ở quán điện thoại làm việc của mình thì anh Cường có khoe là quay được 1 clip sex và ảnh sex của 1 đôi nam nữ. Anh ấy hỏi tôi nếu giờ tống tiền có kiếm được tiền không, Tôi không nghĩ gì nói chắc là có đấy anh xem ti vi thì biết mà bị bắt thì chết (Tôi chỉ nghĩ anh đùa thôi).

 

Ngày hôm sau tôi có qua nhà anh chơi và hỏi lại việc anh về clip và bức ảnh Anh nói: anh đã gửi hình ảnh đe doạ nó.Tôi nói cho em xem tin nhắn nào, Tôi xem tin nhắn rồi bảo nó có trả lời đâu chỉ hiện đã nhận (tin nhắn zalo), Anh cường nói chắc nó không biết chữ và bảo tôi gửi tin nhắn thoại nhờ vì người phụ nữ trong ảnh là bồ của anh trai ruột anh ấy (anh Cường). Tôi nghĩ anh quen chị ta nên tưởng đùa nên lỡ nhắn tin thoại giúp anh. Sáng hôm sau anh sang nhà tôi bảo anh tống tiền nó 100 triệu nhưng sợ nó không có anh bảo 10 triệu nhưng người phụ nữ kia bảo 5 triệu thôi, Anh có bảo tôi đi rửa ảnh cùng để gửi đến nhà người phụ nữ. Nếu được tiền chia cho tôi 1 nửa. Tôi bảo không được đâu, đi rửa ảnh là công an bắt vì lộ đấy. Rồi tôi đi Cẩm Phả chơi, sau đo buổi chiều anh Cường bị công an bắt và tối tôi bị mời lên hỏi cung. Trong quá trình hỏi cung, tôi nhận là bàn bạc với anh Cường để tống tiền. Tôi không chịu được nên kí vào lời khai như vậy, Tôi đang rất băn khoan. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này tội của tôi sẽ bị xử phạt như thế nào? Lời khai khi ra toà liệu tôi có được lật lại không? Kính mong luật sư giúp đỡ. Tôi xin trân thành cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất,  Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn và anh Cường có hành vi dùng clip nhạy cảm để đe dọa, tống tiền người khác. Hành vi này bị cơ quan công an phát hiện và nay anh Cường bị bắt giữ và anh bị gọi lên hỏi cung.

 

Căn cứ theo quy định của bộ luật hình sự 1999 thì hành vi của bạn và anh Cường có thể bị truy tố về tội cưỡng đoạt tài sản theo điều 135. Cụ thể:

 

Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản

 

1. Người nào  đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Tái phạm nguy hiểm;

 

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

 

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.         

 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

 

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

 

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

 

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

 

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

 

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

 

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

Hành vi sử dụng clip nhạy cảm để tống tiền thuộc trường hợp dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Do vậy, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. Người phạm tội này sẽ bị phạt tù với khung hình phạt thấp nhất là từ một năm đến năm năm tù và khung cao nhất là từ mười hai đến hai mươi năm tù. Bên cạnh đó, họ có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tùy vào tính chất phức tạp và nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

 

Đối với trường hợp của bạn vì bạn có biết việc anh Cường muốn dùng clip nhảy cảm để tống tiền người khác mà bạn không ngăn cản hoặc trình báo cơ quan công an mà còn có hành vi giúp sức, gửi tin nhắn thoại cho người bị đe dọa. Do đó, trong trường hợp này bạn có thể bị truy cứu với vai trò đồng phạm theo điều 20 bộ luật hình sự 1999. Theo đó, tùy theo mức độ lỗi cũng như vai trò của bạn trong việc thực hiện hành vi phạm tội mà tòa án sẽ đưa ra mức hình phạt cụ thể.

 

Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 quy định về đồng phạm như sau:

 

Điều 20. Đồng phạm

 

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

 

2.  Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

 

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

 

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

 

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

 

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

 

3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

 

 Thứ hai, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, lời khai của người tham gia tố tụng nói chung và của người làm chứng nói riêng chỉ là “nguồn chứng cứ” chứ không phải là chứng cứ. Vì vậy, nếu tại phiên tòa bạn có thêm thông tin khác về vụ án thì có thể thay đổi lời khai tại phiên tòa. Tuy nhiên, lời khai đó phải được chứng minh bằng các chứng cứ xác thực trên thực tế, tòa án sẽ xem xét nếu thấy lời khai phù hợp với tình tiết khác của vụ án thì lời khai đó có thể được tòa án chấp nhận. Còn trường hợp lời khai của bạn tại tòa án khác so với lời khai trước đó tại cơ quan điều tra mà bạn không có bằng chứng chứng minh tính xác thực của lời khai thì lời khai đó không được tòa án chấp nhận.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Bình Dương về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện đến bộ phận tư vấn - Số điện thoại liên hệ 0274.6 270 270 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương