Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

CƯỚP TÀI SẢN TRONG TÌNH TRẠNG SAY RƯỢU CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HAY KHÔNG?

Hỏi:

 

Tối có người bạn uống rượu say không nhân thức được hành vi của mình, nêm đã cướp của một người đi đường một ví da trong đó tổn tài sản 300 nghìn đồng bạn tôi chưa học hết lớp hai, sinh năm 1984. Xa đó bị dân phát hiện và dã ngăn chặn đc hành vi của bạn tôi. Nay cho tôi hỏi bạn tôi có bị truy cứu trách nhiệm không không và mức phạt như thế nào?

 

Trả lời:

Thứ nhất, về hành vi cướp tài sản.Cướp tài sản theo quy định được hiểu là hành vi của Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Theo điều 133 Bộ Luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 Tội cướp tài sản được quy định như sau:

"1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Có tổ chức;

B) Có tính chất chuyên nghiệp;

C) Tái phạm nguy hiểm;

D) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

Đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

G) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

A) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

B) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

C) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

A) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

B) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

C) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm".

Nếu hành vi của bạn bạn thoả mãn các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về vấn đề bạn của bạn phạm tội trong tình trạng say rượu. BLHS không coi việc say do sử dụng rượu, bia quá nồng độ quy định hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác là tình tiết để giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự. Thậm chí đối với một số tội phạm, BLHS còn coi đây là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.Trong tình trạng say do rượu hoặc say do dùng chất kích thích mạnh khác, người say có thể bị giảm sút hoặc mất hoàn toàn năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, pháp luật hình sự vẫn quy định: thực hiện tội phạm trong tình trạng say phải chịutrách nhiệm hình sự. Bởi, khi đặt mình vào tình trạng say, tức là người này đã tự đặt mình vào tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế hoặc loại trừ. Họ đã tự tước bỏ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình, do đó họ có lỗi với tình trạng say của mình, đồng thời cũng có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Bình Dương về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện đến bộ phận tư vấn - Số điện thoại liên hệ 0274.6 270 270 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương