Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

CHẾ ĐỘ HƯỞNG TRỢ CẤP ỐM ĐAU ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG.

HỎI: Vào tháng 10.2015, ba tôi đang đi làm thì bị tai biến mạch máu não, ba tôi là kế toán trưởng của công ty. Tình trạng bệnh của ba tôi là liệt nửa người và không nói được (rối loạn ngôn ngữ).Từ ngày ba tôi bệnh cho đến nay (9.2016), Công ty ba tôi không khai báo giảm cho Bảo hiểm xã hội mà vẫn duy trì đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, vì Ban giám đốc Công ty hy vọng ba tôi sẽ khỏe lại và trở về công ty làm việc. Nhưng cho đến nay, sức khỏe của ba tôi không khả quan để có thể trở lại làm việc. Gia đình tôi đã có cuộc nói chuyện với lãnh đạo công ty là đừng chờ ba tôi nữa mà tìm kế toán trưởng mới. Tuy nhiên trong gần 1 năm ba tôi không nhận được tiền lương hàng tháng từ phía công ty, cũng như từ BHXH, tôi có hỏi thì phòng nhân sự trả lời là Công ty vẫn duy trì đóng bảo hiểm cho ba tôi đầy đủ nên bảo hiểm không giải quyết tiền lương cho người bị ốm đau, tai nạn?

Trả lời:

Người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội đều được hưởng các chế độ ốm đau theo Luật Bảo hiểm xã hội. Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:

“1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Như vậy, để được giải quyết chế độ ốm đau, bạn cần cung cấp đầy đủ giấy tờ theo quy định tại Điều 102 Luật BHXH để công ty giải quyết, bao gồm:

1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.

Về trách nhiệm trả lương cho người lao động khi nghỉ việc do ốm đau dài ngày, Điều 186 Khoản 2 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động”.

Như vậy, trường hợp của bố bạn, cần đề nghị Công ty hoàn thiện thủ tục đề nghị hưởng chế độ ốm đau do cơ quan bảo hiểm chi trả.

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương