Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GIA SÚC GÂY RA

CÂU HỎI:

Bạn em đi chăn bò ngoài đồng và đã có chằng buộc nhưng rồi lại ngủ quên. Không biết tại con bò bị tuột dây ra ngoài, đến vườn dưa của nhà ông B. Ông B lúc ấy lại quên không đóng cửa vườn nên con bò đã vào làm hư hỏng một phần dưa của ông. Trong trường hợp này, việc bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào ạ.

Xin cảm ơn!

Trả lời:

 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luatbinhduong.net, câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

                   

Thứ nhất: Thiệt hại về tài sản theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015

Những thiệt hại về tài sản được quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

 2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

 3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

 4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

 

Thứ hai: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp do gia súc gây ra

 

Theo quy đinh tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015:

“Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Theo như quy định trên, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Nếu như thả rông theo tập quán thì chủ sở hữu súc vật phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái đạo đức, xã hội.

Như vậy, gia đình bạn của bạn là chủ sở hữu của con bò gây thiệt hại thì gia đình sở hữu nó phải có trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm bồi thường này có thể do 2 bên thỏa thuận dựa vào yếu tố lỗi của các bên, do ông B cũng có lỗi do không đóng cổng. Ngoài ra, việc bồi thường phải dựa trên những tổn thất thực tế mà con bò gây ra.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương