XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI HÀNH VI LẤN CHIẾM VỈA HÈ?

XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI HÀNH VI LẤN CHIẾM VỈA HÈ?

XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI HÀNH VI LẤN CHIẾM VỈA HÈ?

XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI HÀNH VI LẤN CHIẾM VỈA HÈ?
CÂU HỎI TƯ VẤN:
Xin chào Luật sư, tôi có một số thắc mắc, mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Vợ tôi có bán hàng rong tại địa phận quận Bình Thạch, thành phố Hồ Chí Minh, mặt hàng vợ tôi bán là vỏ chăn, gối, trải giường. Bình thường vợ tôi chỉ chở hàng đến ngã tư gần chợ và đứng bán trên vỉa hè chứ không bán hàng dưới lòng đường. Hôm trước, vợ tôi có chở hàng đến địa điểm như thường lệ để bán thì có hai anh công an phường đến tịch thu hàng hóa lẫn phương tiện của vợ tôi về đồn, vợ tôi chở hàng bằng xe máy đi bán. Hai Công an tịch thu hàng hóa của vợ tôi nhưng không lập biên bản xử phạt, ngay hôm sau vợ tôi có lên phường xin lại hàng thì được thông báo mức phạt là 2 triệu đồng. Mức phạt như vậy thì cao quá, hơn cả giá trị hàng hóa mà vợ tôi bán, xin hỏi Luật sư Công an phường làm như vậy có đúng không, tôi xin cảm ơn!
TRẢ LỜI:
Chào anh, cảm ơn cô đã gửi yêu cầu tư vấn đến Luatbinhduong.net, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008
- Luật Xử lý vi phạm hàng chính năm 2012
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP
- Nghị định 81/2013/NĐ-CP
2. Tư vấn
Thứ nhất, căn cứ vào Điều 36 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về mục đích sử dụng lòng đường, hè phố và các hoạt động khác trên đường phố như sau:
"1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;”
Các trường hợp bị nghiêm cấm về sử dụng lòng đường, hè phố được quy định tại khoản Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:
"3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép"
điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ
"2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;”
Như vậy, hành vi bán hàng rong của vợ anh đã vi phạm quy định về Luật Giao thông đường bộ, như vậy công an phường tịch thu hàng hóa của vợ anh là đúng quy định của pháp luật. Về mức xử phạt hành chính trong trường hợp của vợ anh được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
"1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 4, Điểm e Khoản 5 Điều này;
......
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 5, Điểm a Khoản 8 Điều này;
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7 Điều này;
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.”
Như vậy, nếu vợ của anh chỉ bán hàng háo nhỏ lẻ trên vỉa hè thì sẽ áp dụng các mức phạt như sau: cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Theo như thông tin anh cung cấp, công an xã yêu cầu vợ anh nộp phạt 2 triệu đồng đối với hành vi bán hàng rong trên vỉa hè là không đúng với quy định của pháp luật.
Thứ hai, về việc cảnh sát thu giữ hàng háo của vợ anh mà không lập biên bản hay quyết định. Đối với trường hợp này, khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nếu rõ việc tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm chỉ được thực hiện “trong trường hợp thật cần thiết”, bao gồm: Nếu không tạm giữ thì không có cơ sở xử phạt hoặc nếu không tạm giữ thì tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Để thu giữ tang vật, phương tiện vi phạm thì phải lập biên bản, trong biên bản phải ghi rõ những thông tin sau: tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, phải có chữ kí của người ra quyết định tạm giữ, giao cho người vi phạm 01 lần. Đồng thời phải ban hành quyết định tạm giữ theo mẫu 14 ban hành kèm theo nghị định 81/2013/NĐ-CP.
Đối với điều này, Khoản 9 Điều 125 còn đặc biệt nhấn mạnh:
“Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản”.
Như vậy việc công an phường thu giữ hàng hóa của vợ anh mà không lập biên bản đã vi phạm pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương