XỬ LÝ HÀNH VI PHÁ THAI TRÁI PHÁP LUẬT?

XỬ LÝ HÀNH VI PHÁ THAI TRÁI PHÁP LUẬT?

XỬ LÝ HÀNH VI PHÁ THAI TRÁI PHÁP LUẬT?

XỬ LÝ HÀNH VI PHÁ THAI TRÁI PHÁP LUẬT?

CÂU HỎI:

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều trường hợp nạo phá thai trái phép theo quy định của pháp luật. trường hợp phá thai do những người quan hệ trước hôn nhân nhưng chưa sẵn sàng kết hôn hay những cặp vợ chồng kết hôn phá thai. Vậy những trường hợp phá thai nào trái quy định của pháp luật?

TRẢ LỜI:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Luatbinhduong.net. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:

Theo quy định của Pháp lệnh dân số năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2008 thì những trường hợp cấm phá thai là 

Hiện nay quy định về phá thai thế nào là trái quy định của pháp luật còn rất ít, chưa rõ ràng dẫn đến lỏng lẻo, chưa có tính răn đe cao.

Thứ nhất, các quy định về hành vi phá thai

Phá thai một phần vì muốn lựa chọn giới tính thai nhi

Tại Khoàn 2 Điều 7 Pháp lệnh dân số năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2008 cấm việc

2. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;

Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh dân số 2003 

3. Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.

Như vậy nếu bạn phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính thai nhi sẽ bị cấm.

Thứ hai, các hình thức xử phạt

1. Xử phạt hành chính Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính  theo Điều 84 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP như sau:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đến 10.000.000 đồng với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

5. Phạt tiền từ 12.000.000 đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;

b) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính”.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này;

d) Đình chỉ hoạt động kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.

Quy định này xử phạt các chủ thể:

- Người phá thai vì lựa chọn giới tính

- Người đe dọa, ép buộc phá thai vì lựa chọn giới tính

- Người phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính ( bác sỹ, y sỹ tiến hành...)

2. Trách nhiệm Hình sự 

 Theo quy định Tại Điều 316 của Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

“Điều 316. Tội phá thai trái phép

1, Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

3, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.

4, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Hình thức xử lý hình sự áp dụng với chủ thể đặc biệt: người thực hiện, có chuyên môn trong lĩnh vực y tế tiến hành việc nạo, phá thai cho người mang thai.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương