VỢ ĐỔI TÊN CHO CON CÓ CẦN SỰ ĐỒNG Ý CỦA CHỒNG?

VỢ ĐỔI TÊN CHO CON CÓ CẦN SỰ ĐỒNG Ý CỦA CHỒNG?

VỢ ĐỔI TÊN CHO CON CÓ CẦN SỰ ĐỒNG Ý CỦA CHỒNG?

VỢ ĐỔI TÊN CHO CON CÓ CẦN SỰ ĐỒNG Ý CỦA CHỒNG?
CÂU HỎI:
Thưa luật sư! Vợ chồng em đã ly hôn được 1 năm nay. Bọn em có hai người con chung và Tòa quyết định mỗi người nuôi một con chung. Do một số lý do nên em cũng ít xuống thăm đứa con đang được vợ cũ của em nuôi. Sau khi ly hôn được 1 năm thì em phát hiện vợ cũ của em đã thay tên cho con nhưng không đổi họ.
Điều này được xã phường đồng ý và đã ghi vào hộ khẩu gia đình, mặc dù không có sự đồng ý của em và giấy khai sinh bản gốc em vẫn cầm. Cho em hỏi có thể lấy lý do này để đòi lại quyền nuôi con không? (con em giờ được 15 tháng).
Em xin cảm ơn!
TRẢ LỜI:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luatbinhduong.net, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý
Bộ Luật Dân Sự 2015
Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014
Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ Tịch
2. Phân tích nội dung:
Thứ nhất, vợ bạn có được quyền thay đổi tên cho con bạn không?
Theo quy định tại Điều 27 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định:
"Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ."
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ Tịch:
"Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó."
Theo quy định của Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014 con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của hai vợ chồng, vì vậy, cả bạn và vợ của bạn đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với con chung kể cả khi quan hệ hôn nhân của vợ chồng bạn đã chấm dứt. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ Tịch quy định việc thay đổi tên cho con phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó. Như vậy, vợ bạn phải hỏi ý kiến bạn mới được thay đổi tên cho con bạn.
Thứ hai, bạn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn với ly do vợ bạn thay đổi tên cho con bạn có được không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014 quy định:
"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."
Trong trường hợp này, bạn không thể căn cứ vào việc vợ bạn đơn phương thay đổi tên cho con để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, mà theo quy định của pháp luật bạn phải đưa ra được căn cứ vợ bạn không đủ điều kiện để trực tiếp chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con bạn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương