VIỆC SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨN BẨN BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

VIỆC SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨN BẨN BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

VIỆC SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨN BẨN BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

VIỆC SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨN BẨN BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
CÂU HỎI:
Chào luật sư, tôi có một vấn đề như sau mong muốn được giải đáp: Hiện nay, tôi thấy tình trạng thực phẩm bẩn diễn ra rất phổ biến và công khai trên thị trường tuy nhiên số lượng bị cơ quan chức năng bị xử lý lại rất hạn chế. Tôi muốn hỏi hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn bị xử lý như thế nào? Những hành vi như thế nào thì bị xử lý hình sự? Tôi xin cảm ơn luật sư.
TRẢ LỜI:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luatbinhduong.net, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
1. Thế nào là thực phẩm "bẩn"
Thực phẩm theo Luật an toàn thực phẩm năm 2010 được định nghĩa là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Hiện nay, khái niệm thực phẩm "bẩn" được mọi người sử dụng phổ biến đề chỉ thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chỉ những thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng của con người. Những hành vi được coi là vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định tại điều 5 Luật an toàn thực phẩm năm 2010:
“Điều 5. Những hành vi bị cấm
1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.
2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Sản xuất, kinh doanh:
a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm bị biến chất;
d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;
đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;
e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;
g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;
h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;
i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng”
2. Những quy định của pháp luật xử lý hành vi sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
* Xử lý vi phạm hành chính
Hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm "bẩn" ( hay thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm) có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Tuy theo hành vi, mức độ vi phạm thì các mức xử phạt khác nhau.
* Xử lý hình sự
Trong pháp luật hình sự, cũng quy định hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Điều 317 Bộ luật hình sự 2015.
“Ðiều 317. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;
c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;
d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Một số các dấu hiệu cơ bản để nhận diện hành vi phạm tội của " Tôi vi phạm quy định về về sinh an toàn thực phẩm":
- Về chủ thể : Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự có thể là tội phạm của tội này.
- Về khách thể của tội phạm: tội này vi phạm các quy định vệ sinh an toàn thưc phẩm, xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Về mặt khách quan của tội phạm:
+ Vi phạm các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước
+ Hậu quả: Hậu quả của hành vi này là gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏa của người tiêu dùng. Nếu hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa gây hại đến tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏa người tiêu dùng thì người có hành vi chưa bị coi là hành vi phạm tội.
- Về mặt chủ quan: hành vi này thuộc lỗi cố ý, vì người phạm tội biết rõ thực phẩm mình chế biến, cung cấp hoặc bán không đảm bảo chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe hoặc tính mạng cho người tiêu dùng.
Đối với tội này ngoài việc chịu các mức phạt tù thì còn các hình phạt bổ sung về hành chính, cụ thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chuwsac vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tóm lại, tuy theo từng hành vi, mức độ vi phạm hay mức độ gây thiệt hại mà người sản xuất, kinh doanh thực phẩm "bẩn" có thể bị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính hay hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Emaillbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương