TRƯỜNG HỢP TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHÔNG ĐƯỢC CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU.

TRƯỜNG HỢP TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHÔNG ĐƯỢC CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU.

TRƯỜNG HỢP TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHÔNG ĐƯỢC CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU.

TRƯỜNG HỢP TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHÔNG ĐƯỢC CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU
 
Luatbinhduong.net xin được đưa ra các trường hợp tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu:
Khái niệm tài sản được định nghĩa tại Điều 105 BLDS 2015 như sau:
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Khoản 1 Điều 104 Luật đất đai 2013 quy định về cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất, như sau: 
“Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, tài sản gắn liền với đất bao gồm 04 loại tài sản là:
(1) Nhà ở,
(2) Công trình xây dựng khác,
(3) Rừng sản xuất là rừng trồng,
(4) Cây lâu năm.
Tài sản gắn liền với đất được cấp Nhà nước công nhận quyền sở hữu và được cấp chung cùng Sổ đỏ khi đó là tài sản đã hình thành trên thực tế tại thời điểm cấp Sổ đỏ, mặt khác nó phải thuộc quyền sở hữu của người đề nghị được cấp Sổ đỏ. Cụ thể về điều kiện cấp sổ đỏ cho tài sản gắn liền với đất các bạn theo dõi chi tiết tại Điều 31 (đối với nhà ở), Điều 32 (đối với công trình xây dựng), Điều 33 (đối với rừng sản xuất là rừng trồng), Điều 34 (đối với cây lâu năm) của Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Lưu ý: 07 trường hợp tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu theo Điều 35 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
1. Tài sản gắn liền với đất mà thửa đất có tài sản đó không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định này;
2. Nhà ở hoặc công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng vật liệu tranh tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính;
3. Tài sản gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc đã có thông báo, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
5. Tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
6. Tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này;
7. Tài sản tạo lập do chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.
Trên đây là tư vấn của Luatbinhduong.net. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!
 

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương