TRỘM CẮP TÀI SẢN Ở NƯỚC NGOÀI BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

TRỘM CẮP TÀI SẢN Ở NƯỚC NGOÀI BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

TRỘM CẮP TÀI SẢN Ở NƯỚC NGOÀI BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

TRỘM CẮP TÀI SẢN Ở NƯỚC NGOÀI BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
CÂU HỎI TƯ VẤN:
Thưa luật sư, luật sư tư vấn giúp trường hợp như sau: H có hành vi trộm cắp tài sản của N trị giá 400 triệu đồng. Hành vi của H được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự (BLHS). H bị đưa ra xét xử và bị tòa án xử phạt 7 năm tù.
Hỏi:
1. Căn cứ vào quy định phân loại tội phạm thì tội phạm mà H thực hiện thuộc loại tội gì? Tại sao?
2. Nếu H đang có án tích về tội cướp giật tài sản thì nay lại phạm tội trộm cắp tài sản như tình huống nêu trên thì H bị áp dụng tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.
3. Giả định H mới đủ 15 tuổi mà có hành vi trộm cắp 400 triệu đồng thì H có bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) không?. Nếu có thì hình phạt cao nhất mà tòa án có thể áp dụng với H là bao nhiêu năm tù.
4. Giả sử H thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nói trên ở nước ngoài thì vấn đề TNHS của H được giải quyết thế nào? Căn cứ pháp lý.
Cảm ơn luật sư!
TRẢ LỜI TƯ VẤN:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luatbinhduong.net, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Đối với câu hỏi thứ nhất: Tội phạm mà H thực hiện thuộc loại tội gì? căm cứ pháp lý?
Việc phân loại tội phạm là một vấn đề rất quan trọng để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó. Vì vậy, tại Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về việc phân loại tội phạm như sau:
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
“1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Đối với việc xác định loại tội phạm, chúng ta không xác định dựa trên mức hình phạt mà tòa án đã tuyên để xác định mà chúng ta cần xác định dựa trên mức hình phạt cao nhất của tội phạm đó được quy định tại Bộ luật hình sự. Đối với hành vi trộm cắp tài sản của H được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 có  khung hình phạt là từ 07 năm đến 15 năm tù. Mức cao nhất của khung hình phạt đối với hành vi của H là 15 năm. Vì vậy, hành vi của H thuộc loại tội rất nghiêm trọng theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Bộ luật hình sự 2015.
Đối với câu hỏi thứ hai của bạn: Nếu H đang có án tích về tội cướp giật tài sản thì nay lại phạm tội trộm cắp tài sản như tình huống nêu trên thì H bị áp dụng tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.
Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tái phạm và tái phạm nguy hiểm như sau:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”
Như vậy, hành vi mà H đã thực hiện để xem xét xem hành vi này là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, cần phải xác định được hai yếu tố như sau:
Thứ nhất, Đối với hành vi trộm cắp tài sản của H là là gì? Đối với H, khi thực hiện hành vi của mình, H hoàn toàn nhận thức rõ được hành vi trộm cắp 400 triệu đồng là hành vi nguy hiểm cho xã hội và thấy được hậu quả xảy ra đối với hành vi này mà H vẫn thực hiện. Điều này được chứng minh vì H đã bị tòa án tuyên là 07 năm tù vì vậy H là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Như vậy, hành vi của H được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp theo khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự 2015  
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
“1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;”
Đồng thời đối với tội của H như tôi đã tư vấn ở câu hỏi thứ nhất thì tội của H là tội phạm rất nghiêm trọng.
Thứ hai, Trước đó, H đã bị kết án về tội cướp giật tài sản theo Điều 171 Bộ luật hình sự.
Vì vậy, trong trường hợp phạm tội này của H là trường họp tái phạm nguy hiểm.
Đối với câu hỏi thứ ba của bạn: Giả định H mới đủ 15 tuổi mà có hành vi trộm cắp 400 triệu đồng thì H có bị truy cứu trách nhiệm hình sự(TNHS) không?. Nếu có thì hình phạt cao nhất mà tòa án có thể áp dụng với H là bao nhiêu năm tù?
Thứ nhất, về căn cú xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015:
“1. Người từ đủ 16 tui trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Vì H mới đủ 15 tuổi nên H sẽ thuộc khoản 2 Điều 12. Đồng thời, hành vi mà H thực hiện là tội rất nghiêm trọng được quy định tại điều 173 nên H phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Để xác định việc H có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì cần phải xác định thêm một yếu tố nữa là H có thuộc trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Các trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hình sụ được quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự 2015:  
“1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy him cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác,9 người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng10 gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả11 và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp12 của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
Căn cứ vào điều luật trên thì H không thuộc các trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, H vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vì H vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 Đối vói hành vi này thì hình phạt được xác định là tù có thời hạn. Theo quy định tại điều 101 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
“Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.”
Vì vậy mức hình phạt cao nhất đối với H không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. Vậy khung hình phạt của H sẽ là: Từ 03 năm 06 tháng đến 07 năm 06 tháng.
Đối với câu hỏi thứ tư của bạn là: Giả sử H thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nói trên ở nước ngoài thì vấn đề TNHS của H được giải quyết thế nào? Căn cứ pháp lý.
Về vấn đề công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài thì theo quy định tại Điều 6 Bộ luật hình sự 2015  quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.”
Như vậy, Đối với trường hợp của H mặc dù thực hiện hành vi phạm tội ở nước ngoài nhưng vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên về thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự còn phụ thuộc vào nước ta và nước mà H phạm tội có kí kết về Hiệp định tương trợ tư pháp hay không?
Đối với trường hợp hai nước không kí kết Hiệp định mà nước bạn không dẫn độ người phạm tội cho chúng ta thì người phạm tội đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo trình tự và thủ tục tố tụng theo quy trình và luật pháp của nước đó. Khi đó, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ.
Đối với trường hợp hai nước có kí kết Hiệp định tương trợ tư pháp thì H sẽ được dẫn độ về Việt Nam và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo trình tự và thủ tục tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất. 
Trân trọng!   

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương