TÀI SẢN RIÊNG CÓ ĐƯỢC TRƯỚC KHI KẾT HÔN THÌ SAU NÀY LY HÔN CÓ BỊ CHIA HAY KHÔNG?

TÀI SẢN RIÊNG CÓ ĐƯỢC TRƯỚC KHI KẾT HÔN THÌ SAU NÀY LY HÔN CÓ BỊ CHIA HAY KHÔNG?

TÀI SẢN RIÊNG CÓ ĐƯỢC TRƯỚC KHI KẾT HÔN THÌ SAU NÀY LY HÔN CÓ BỊ CHIA HAY KHÔNG?

TÀI SẢN RIÊNG CÓ ĐƯỢC TRƯỚC KHI KẾT HÔN THÌ SAU NÀY LY HÔN CÓ BỊ CHIA HAY KHÔNG?

Nội dung tư vấn: 

Chào luật sư, Cho mình hỏi về việc chia tài sản khi ly hôn nhưng một người đứng tên như sau: Bố mẹ mình có mua nhà chung cư cho mình vào năm 2016 và hiện hợp đồng mua nhà đang đứng tên mình và mình cũng đồng thời là chủ hộ trong sổ hộ khẩu đó. Tuy nhiên, do ko đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy, nên tòa nhà của mình chưa làm được sổ hồng - sổ chứng nhận quyền sử dụng đất. Sang năm 2019, mình sẽ lập gia đình, chồng mình muốn nhập khẩu vào sổ hộ khẩu căn hộ đó, để thuận tiện cho các giấy tờ sau này. Như vậy, cho mình hỏi 2 trường hợp nếu sau này ly hôn: khi chưa có sổ chứng nhận quyền sử dụng đất, khi sổ chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mình, thì khi đó căn nhà này có tính là tài sản chung của hai vợ chồng không hay vẫn thuộc quyền sở hữu của mình. Mong nhận được câu trả lời sớm từ phía luật sư

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luatbinhduong.net, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”.

Như vậy theo quy định này, căn hộ chung cư mà bố mẹ mua cho bạn vào năm 2016 có hợp đồng mua nhà đang đứng tên bạn và chủ hộ trong sổ hộ khẩu đó cũng là bạn thì đây được xác định là tài sản riêng của bạn có được trước khi kết hôn, kể cả khi chưa có sổ hồng hoặc sau khi đã có sổ hồng mà đứng tên bạn. Do đó, nếu sau này có ly hôn thì căn hộ chung cư này sẽ vẫn thuộc sở hữu riêng của bạn. Trừ trường hợp bạn và chồng bạn có thỏa thuận bằng văn bản về việc sáp nhập căn hộ chung cư này từ tài sản riêng của bạn sang thành tài sản chung của hai vợ chồng.

Việc sau khi kết hôn (năm 2019) chồng bạn muốn nhập khẩu vào sổ hộ khẩu căn hộ này thì theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013 thì "Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân". Do đó việc nhập khẩu nó chỉ là căn cứ để xác định nơi thường trú của chồng bạn chứ không có nghĩa căn hộ chung cư này cũng là tài sản thuộc sở hữu của chồng bạn. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương