QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN?

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN?

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN?

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN?
CÂU HỎI:
Quy định mới nhất về điều kiện, thủ tục kết nạp Đảng viên ?
Xin chào luật sư! Hiện tại em đang làm việc cho công ty trên Hà Nội được 6 năm, tuy nhiên hộ khẩu thường trú của em ở Hà Nam. Em cũng thường xuyên về quê thăm gia sinh hoạt các phong trào ở địa phương và có nguyện vọng đựợc kết nạp đang tại địa phương. Em cũng đã được giới thiệu và học cảm tình Đảng và được xét kết nạp Đảng đợt này.
Vậy em có được kết nạp tại Đảng bộ địa phương không? Sau này nếu em có điều kiện nhập khẩu ở Hà Nội thì em chuyển về sinh hoạt Đảng tại công ty nơi mình làm việc được không? Thủ tục kết nạp Đảng và chuyển Đảng như thế nào?
Mong luật sư tư vấn giúp em !
TRẢ LỜI TƯ VẤN:
Cảm ơn bạn đã tư tưởng và gửi câu hỏi đến Luatbinhduong.net với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn cụ thể như sau:
Theo Khoản 2 điều 1 Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam quy định điều kiện trở thành Đảng viên như sau:
“2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: Thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”
Trình tự và thủ thục kết nạp như sau:
1. Tổ chức họp và giới thiệu:
Sau thời gian phấn đấu học cảm tình Đảng, các đơn vị tổ chức họp đề nghị xét kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú. Cụ thể: Đối với quần chúng là đoàn viên và đang sinh hoạt Đoàn thì Chi đoàn tổ chức họp xét. Buổi họp phải có ít nhất 2/3 thành viên của đơn vị tham dự, theo trình tự:
- Người xin vào Đảng tự nhận xét về bản thân;
- Các ý kiến đóng góp của đơn vị tập trung vào 04 vấn đề: Về phẩm chất chính trị; Về đạo đức, lối sống và quan hệ quần chúng; Về học tập, chuyên môn; Về quá trình hoạt động và năng lực công tác;
- Tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm: Những trường hợp đơn vị chuyển hồ sơ lên cấp trên phải được sự đồng ý của trên 50% số người tham dự cuộc họp.
2. Hoàn thành hồ sơ:
Trong khoảng thời gian 3 tuần sau khi họp, các đơn vị gửi hồ sơ lên cấp trên. 
Hồ sơ bao gồm: Biên bản họp đơn vị, Biên bản kiểm phiếu; Phiếu tín nhiệm; Sau đó Chi bộ họp cho ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho khai lý lịch. Cuộc họp phải đảm bảo về số lượng đảng viên (từ 2/3 trở lên); ý kiến nhận xét và tỷ lệ phiếu tín nhiệm (trên 2/3 tổng số đảng viên chính thức trở lên). 
Chi bộ xem xét, đồng ý cho khai lý lịch đối với những trường hợp đạt và phân công Đảng viên chính thức trong chi bộ theo dõi, giúp đỡ quần chúng. Chi bộ liên hệ Văn phòng Đảng ủy để nhận Lý lịch người xin vào đảng. Đảng viên được phân công trong khoảng thời gian 1 tuần phải chuyển Lý lịch và hướng dẫn quần chúng khai lý lịch đầy đủ và rõ ràng trong khoảng thời gian 2 tuần kể từ ngày nhận được Lý lịch người xin vào đảng, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
3. Thẩm tra lý lịch:
Trong thời gian 2 tuần làm việc, hồ sơ thẩm tra lý lịch phải được gửi đi để thẩm tra. Công tác thẩm tra lý lịch bao gồm thẩm tra lý lịch bản thân và gia đình, thẩm tra vấn đề sinh hoạt và chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người được cử xác minh lý lịch là đảng viên được phân công hướng dẫn quần chúng. Tuy nhiên, tùy tình hình Chi bộ có thể cử Đảng viên khác.
4. Xét kết nạp Đảng:
Hồ sơ xét kết nạp đảng bao gồm:
1. Lý lịch của người xin vào Đảng (đã xong phần thẩm tra)
2. Đơn xin vào Đảng (viết tay, không được đánh máy – thêm phần tự nhận xét);
3. Giấy giới thiệu người ưu tú và Đảng:
4. Nhận xét của đoàn thể: Chi đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt (nếu người xin vào Đảng còn tuổi sinh hoạt đoàn thanh niên)
5. Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và nơi cư trú;
6. Bản sao giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng;
7. Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết;
8. Nghị quyết xét đề nghị kết nạp Đảng viên của Chi bộ;
9. Nghị quyết xét đề nghị kết nạp Đảng viên của Đảng bộ;
5. Tổ chức lễ kết nạp:
Khi có quyết định kết nạp Đảng viên của cấp có thẩm quyền, trong thời gian không quá 1 tháng, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp đảng viên. Lễ kết nạp Đảng viên phải tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một lễ).
6. Giai đoạn đảng viên dự bị:
Thời gian dự bị là 12 tháng tính từ ngày Chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong giai đoạn này, Đảng viên dự bị có các quyền và nghĩa vụ như Đảng viên chính thức (trừ quyền bầu cử, ứng cử và biểu quyết). Chi bộ tiếp tục theo dõi và bồi dưỡng Đảng viên dự bị.
7. Thủ tục chuyển đảng chính thức:
Sau 12 tháng kể từ ngày được kết nạp, Đảng viên dự bị phải làm bản kiểm điểm và làm đơn đề nghị Chi bộ xem xét chuyển đảng chính thức. Chi bộ họp cho ý kiến nhận xét và biểu quyết.
Hồ sơ xét chuyển đảng chính thức bao gồm:
- Đơn xin chuyển Đảng chính thức;
- Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị;
- Bản nhận xét của đảng viên được phân công giúp đỡ
- Ý kiến nhận xét của BCH Đoàn nếu đang sinh hoạt Đoàn
- Bản nhận xét của cấp uỷ nơi cư trú đối với Đảng viên dự bị
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp chương trình ly luận chính trị phổ thông (lớp bồi dưỡng đảng viên mới)
- Biên bản họp Chi bộ xét chuyển chính thức
- Nghị quyết của Chi bộ đề nghị công nhận Đảng viên chính thức
- Nghị quyết của Đảng uỷ đề nghị công nhận Đảng viên chính thức
8. Thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng:
Để có thể chuyển sinh hoạt Đảng một cách đơn giản, dễ dàng, các bạn cần chú ý những điều sau: 
Hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng cần đầy đủ từ giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức, thẻ đảng viên hoặc hồ sơ kết nạp của Đảng viên dự bị, hồ sơ Đảng viên.... Cũng như chấp hành những yêu cầu mà Đảng bộ địa phương đưa ra, thời gian chờ đợi chuyển sinh hoạt Đảng là 1 tháng. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng chính thức (loại 10 ô).
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về thay đổi nơi làm việc hoặc nơi cư trú.
- Phiếu Đảng viên (khi Đảng viên chuyển sinh hoạt đảng ra khỏi đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng).
- Thẻ Đảng viên hoặc hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị.
- Hồ sơ Đảng viên (có bổ sung lý lịch, quá trình công tác; mục lục hồ sơ đảng viên đến thời điểm chuyển đi)
- Bản tự kiểm điểm của Đảng viên, có nhận xét của cấp ủy cơ sở nơi giới thiệu Đảng viên chuyển sinh hoạt đảng đi.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương