NHỮNG BẤT CẬP KHI TIẾN HÀNH GIÁM ĐỊNH HÀNH VI XÂM HẠI TRẺ EM?

NHỮNG BẤT CẬP KHI TIẾN HÀNH GIÁM ĐỊNH HÀNH VI XÂM HẠI TRẺ EM?

NHỮNG BẤT CẬP KHI TIẾN HÀNH GIÁM ĐỊNH HÀNH VI XÂM HẠI TRẺ EM?

NHỮNG BẤT CẬP KHI TIẾN HÀNH GIÁM ĐỊNH HÀNH VI XÂM HẠI TRẺ EM?
CÂU HỎI:
Trẻ em bị xâm hại một cách lộ liễu và công khai đang là một vấn đề vô cùng bức xúc trong xã hội. Tuy nhiên, để đưa các hành vi xâm hại trẻ em ra trước pháp luật hiện nay cũng vô cùng trông gai và đầy khó khăn do quy định pháp lý, quan điểm lập pháp. Chúng tôi phân tích và đưa ra ý kiến kiến nghị:
1. Phải làm gì khi nghi ngờ trẻ em bị xâm hại ?
Dựa trên những biểu hiện bất thường của trẻ như tâm lý hoảng loạn, lo âu ... Cha mẹ của trẻ cần gần gũi hỏi han một cách nhẹ nhàng như những người bạn để lắng nghe tâm sự của con (tuyệt đối tránh thái độ nóng giận, bực tức có thể khiến trẻ không dám nói, chia sẻ những điều mình biết.
Người xưa đã có câu "đi hỏi già về nhà hỏi trẻ", với tâm tinh vô tư - Trẻ em thường nói thật suy nghĩ của mình nên cần có thái độ ôn tồn, hòa nhã nhất có thể để có thông tin về hành vi xâm hại và đưa ra phương cách xử lý phù hợp.
Như vậy, Nếu trẻ kể ra sự việc có hành vi xâm hại một cách rõ ràng các bậc cha mẹ cần giữ bình tĩnh để đưa ra phương án xử lý như sau:
+ Viết đơn trình báo công an về sự việc xâm hại tình dục (Đây là việc cần làm ngay lập tức). Nếu ở các thành phố lớn thì có thể liên hệ với cảnh sát khu vực nơi minh sinh sống, vùng nông thôn thì liên hệ với trưởng công an xã để trình báo sự việc ngay. Căn cứ theo thẩm quyền điều tra, cảnh sát khu vực (trưởng công an xã) sẽ có tránh nhiêm liên hệ với cơ quan điều tra huyện hoặc quận để thực hiện hoạt động điều tra hành vi xâm phạm.
+ Kiên trì làm việc với cơ quan công an và mục đích chính là đưa trẻ đi giám định tư pháp (Không có kết quả giám định thì không thể buộc tội). Các bậc cha mẹ cần hiểu điều này.
2. Quy trình giám định pháp y về hành vi xâm phạm
Sau khi làm hai bước kể trên, cha mẹ hoặc người phát hiện hành vi xâm phạm tới trẻ em cần hiểu rõ một số quy định pháp lý về giám định pháp y dưới đây để tránh những hệ lụy xấu có thể xảy ra do không hiểu quy định của pháp luật và đang trong trạng thái tinh thần bị kích động sẽ có những hành vi bồng bột với đối tượng xâm phạm hoặc có những cử chỉ, lời lẽ không phù hợp với các cơ quan tư pháp.
2.1 Giám định tư pháp là gì?
"Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoặt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người giám định (khoản 1, điều 2 của Luật giám định tư pháp năm 2012)"
Nói một cách dễ hiểu là cần đi giám định tư pháp để tìm ra những bằng chứng, chứng cứ để buộc tội người có hành vi xâm phạm đối với con em mình. Quyết định hay kết quả giám định tư pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc buộc tội người khác. Nếu có hành vi xâm phạm trên thực tế nhưng không có bằng chứng đã qua kết luận của cơ quan chức năng thì không thể, không có cách nào để buộc tội người kia.
Như vậy, cha mẹ cần ý thức được tầm quan trọng của việc giám định tư pháp trong việc này. Trên hết, là phải bình tĩnh chờ kết luận khoa học cuối cùng vè việc có hành vi xâm phạm xảy ra hay không?để có những ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2 Cần làm gì để có thể được giám định tư pháp ?
Căn cứ quy định tại điều 22 luật giám định tư pháp năm 2012 thì cha mẹ cần gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định (trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 7 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản), hết thời hạn này người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Có thể thấy rằng quy định trên còn nhiều điểm bất cập đối với người yêu cầu giám định, phân tích như sau:
Thứ nhất, muốn đưa con em đi giám định thì phải gửi yêu cầu trong thời hạn 7 ngày để cơ quan điều tra đưa ra ý kiến có đồng ý giám định hay không ?
Quan điểm của tôi: 7 Ngày để đưa ra ý kiến quyết định là quá nhiều thời gian. Tôi cho rằng cần phải đưa ra quyết định ngay chậm nhất là 24 h kể từ ngày nhận được yêu cầu. Đối với những hành vi xâm hại tình dục (đặc biệt là hành vi xâm hại chưa đạt, chưa hoàn thành hoặc chỉ tác động đến vùng ngoài, bề ngoài của trẻ) thì việc giám định ngay mới có thể có bằng chứng buộc tội, chứ sau 7 ngày thì còn gì mà giám định? Giám định sau 7 ngày liệu có thể đưa ra kết luận có hay không có hành vi xâm hại không? Chưa kể thời gian đi lại của người thân đến các cơ quan sau khi nhận văn bản - Liệu sau 15 ngày thì cha mẹ có thể đưa con đến gặp bác sỹ (chuyên gia giám định được không?)
Và đương nhiên nếu cơ quan điều tra không đồng ý và cho rằng không có hành vi xâm phạm mà cha mẹ cho rằng có và cần đấu tranh thì có quyền đi giám định sau 7 ngày (nhưng phải nhớ lấy văn bản từ chối giám định của cơ quan điều tra) cầm theo.
>> Phân tích là như vậy: Nhưng luật là luật - cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý đối mặt với vấn đề trên và cần yêu cầu ngay về việc giám định khi làm việc với cơ quan chức năng và cần tập trung cung cấp những thông tin hữu ích để cơ quan chức năng có thể dựa trên đó để đưa ra quyết định trưng cầu giám định sớm nhất cho con Em mình.
Thông tin cần cung cấp có tác dụng cho cho quan chức năng là gì ? Ví dụ:
- Những biểu hiện tâm lý : Tâm lý hoảng loạn, Khóc, sợ, không dám tiếu xúc với người lạ, đóng cửa nằm im...
- Những biểu hiện bên ngoài: Vùng kín đỏ, sưng, tay chân thâm tím, quần áo bị xé rách...
Đây là những bằng chứng, dấu hiệu rõ ràng có thể giúp cơ quan điều tra nhận định chính xác nhất về vấn đề
2.3. Nơi giám định tư pháp ở đâu ?
Ở Việt Nam, không có nhiều cơ sở giám định mà hiện nay theo thông tin cập nhật nhất thì có 4 cơ sở chính:
1. Trung tâm pháp y tại Hà Nội, có địa chỉ là: Số 35 Trần Bình, phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
2. Viện Pháp Y Quốc Gia: Số 41 Nguyễn Đình Chiểu, phường Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
3. Viên Pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc Phòng: 1C Trần Thánh Tông, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
4. Trung tâm pháp y tại TP. Hồ Chí Minh: 336 Trần Phú, phường 7, Quận 5 TP Hồ Chí Minh
Các tỉnh thành phố khác thì đến trung tâm pháp y các tỉnh hoặc trung tâm giám định pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự của Bộ Công An.
2.4. Hồ sơ yêu cầu giám định cần những gì ?
Theo yêu cầu hiện nay thì hồ sơ đề nghị giám định gồm:
+ Quyết định trưng cầu giám đình (do cơ quan điều tra yêu cầu) - Như phân tích ở trên nếu cơ quan điều tra từ chối thì có thể sử dụng văn bản từ chối để thay thế quyết định này;
+ Yêu cầu giám định (Có thể là đơn, phiếu yêu cầu của cơ quan tiến hành giám định).
+ Biên bản lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng.
2.5. Bác sỹ sẽ giám định những gì ?
Đây là một quy trình giám định khá chi tiết và nghiêm ngặt đã được quy định theo thông tư 47/2013/TT-BYT về quy trình giám định pháp y, quy trình giám định xâm hại tình dục và các bước giám định có thể được khái quát như sau:
Bước 1. Khám tổng quan: ghi lời trình bài của người được giám định, người bị xâm hại có thể kể lại những nội dung quá trình xâm hai để bác sỹ được biết và đưa ra nhưng thông tin khám, điều trị phù hợp. Ngoài ra, còn khám về thần kinh, thể trạng của người đang nghi ngờ bị xâm phạm.
Bước 2. Khám sinh dục nữ: Bằng nghiệp vụ của mình bác sỹ, chuyên gia dám định sẽ ghi nhận những tồn thương thông thường và tổn thương có thể xảy ra đối với hành vi xâm hại (bao gồm cả việc khám màng trinh và khám âm đạo...).
Bước 3. Khám hậu môn: Ghi nhận tình trạng hậu môn, các vấn đề tổn thương nếu có
Bước 4. Khám hầu họng: Ghi nhận và thu bằng chứng tìm tinh trùng nếu có.
Bước 5. Khám toàn thân: Tìm kiếm những dấu vết chống đỡ các vấn đề liên quan.
Bước 6: Khám chuyên khoa: Căn cứ vào từng vụ việc cụ thể, cần khám chuyên khoa sâu để tìm thêm các chứng cứ khác có ý nghĩa chứng minh
Ngoài ra còn có thể có các bước kỹ thuật chuyên sau khác như khám cận lâm sàng, xét nghiệp HIV, xét nghiệp ADN, xét nghiệm lông thu được, xét nghiệm tinh trùng trong âm đạo, miệng...
2.6. Chi phí giám định tư pháp hết bao nhiêu tiền ?
Mức phí giám định hiếp dâm là: 665.000 đồng/trường hợp, các trường hợp khác cũng có biểu phí tương ứng. Đối tượng thương binh, thân nhân liệt sỹ, người nhiễm chất độc da cam, người nghèo, già cô đơn không phải nộp phí giám định tư pháp.
3. Ý kiến và kiến nghị của luật sư
Sự phức tạp của quy trình tố tụng trong việc xác định hành vi xâm phạm tình dục đối với người lớn và đặc biệt là đối tượng trẻ em hiện nay còn nhiều bất cập.
+ Như đã phân tích ở trên (Quy định 7 ngày để đưa ra quyết định trưng cầu giám định) là một một thời hạn dài và có thể nhiều bằng chứng pháp lý, pháp y thuyết phục sẽ bị mất, bị mai một, bị mua chuộc trong thời gian này. Do vậy, cần phải đưa chế định giám định pháp y theo yêu cầu của người bị hại và yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng độc lập và song song nhau. Nghĩa là:
- Người bị hại (Cha Mẹ là người dám hộ đương nhiên) có quyền trực tiếp yêu cầu giám định pháp y nhưng sẽ phải chịu toàn bộ cá khoản phí của bệnh viện hoặc trung tâm giám định pháp y
- Cơ quan tiến hành tố tụng phải đưa ra quyết định trưng cầu giám định trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận được đơn, thư yêu cầu của người dân.
Kết luận giám định pháp y của người bị hại (hoặc người giám hộ) được xem là bằng chứng hợp pháp trong quá trình tố tụng.
Thay đổi điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì từ trước tới nay chúng ta đều có một quan niệm "Chứng cứ là những gì tồn tại khách quan nhưng phải được thu thập một cách hợp pháp". Khái niệm được thu thập một cách hợp pháp được hiểu khá giản đơn là do cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, các bằng chứng do người bị hai cung cấp thường "bị xem nhẹ về tính hợp pháp" của nó. Đây là một quan điểm cần phải được đánh giá cụ thể về tính phù hợp trong thời điểm hiện tại để làm cơ sở giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp đến việc điều tra hành vi xâm hại trẻ em.
Trên đây là những phân tích pháp lý của Luật sư về những quy định hiện đang được áp dụng để quý khách hàng có thể tìm hiểu, vận dụng, áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương