NGƯỜI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRỐN KHỎI NƠI CƯ TRÚ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

NGƯỜI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRỐN KHỎI NƠI CƯ TRÚ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

NGƯỜI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRỐN KHỎI NƠI CƯ TRÚ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

NGƯỜI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRỐN KHỎI NƠI CƯ TRÚ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
CÂU HỎI:
Hai tháng trước em bị mất bốn triệu và một điện thoại iphone 4s. Qua camera thì biết là người bạn ngủ nhờ hôm trước lấy. Em có nhờ công an xem camera. Sau khi thương lượng thì người đó đã trả lại em điện thoại và hứa trả tiền thành đợt nhưng qua hai tháng vẫn chưa trả hết tiền cho em.
Giờ em có thể kiện như thế nào ạ.Và người đó chịu phạt hình phạt gì. Hiện nay người đó đã trốn khỏi nhà thì phải làm thế nào.
TRẢ LỜI:
Thay mặt bộ phận tư vấn Luatbinhduong.net, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
1. Vấn đề hành vi trộm cắp
Bộ luật hình sự 2015 có quy định tại Điều 173 về tội trộm cắp tài sản. Để biết một người có phạm tội trộm cắp hay không thì cần xem xét các dấu hiệu cơ bản cấu thành tội phạm:
Về mặt chủ thể: Chủ thể phải là người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. Phạm tội trong trường hợp quy định khoản 1, khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 173 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Về mặt khách thể : Khách thể bị xâm hại ở đây là quan hệ sở hữu. Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu thêm trách nhiệm hình sự về tội khác.
Về Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết. Có hậu quả xảy ra là tài sản bị chiếm đoạt thuộc một trong các trường hợp:Với những tài sản to lớn, cồng kềnh, người phạm tội phải chuyển được tài sản đó ra khỏi phạm vi cất giữ; Với nhưng tài sản nhỏ, dễ cất giấu, chỉ cần đưa tài sản ra khỏi vị trí cất giữ ban đầu;Với tài sản không có nơi cất giữ riêng, người phạm tội phải đưa tài sản đó ra khỏi địa bàn (địa điểm phạm tội) thì tội mới hoàn thành; Ngoại lệ: Tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính… thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội
Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý; Mục đích chiếm đoạt tài sản (dấu hiệu bắt buộc)
Như vậy, với trường hợp của bạn, bạn không nói rõ số giá trị tài sản của bạn bị trộm là bao nhiêu tiền tuy nhiên với số tiền 4 triệu và một điện thoại Iphone 4s thì đã có thể đủ điều kiện cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”
2. Vấn đề khởi kiện để đòi lại tài sản bị trộm cắp
Theo lời của bạn, thì người trộm tài sản của bạn đã trả lại chiếc điện thoại còn số tiền 4 triệu đồng vẫn chưa trả cho bạn và người đó đã bỏ trốn, thì bạn có thể trình báo cơ quan công an. Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì sau khi tiếp nhận được tin báo tố giác về tội phạm và cơ quan điều tra tiến hành xác minh sự việc và nếu thấy sự việc đủ điều kiện cấu thành tội phạm thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để chuyển sang giai đoạn điều tra và khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra mà cơ quan điều tra không biết bị can ở đâu và không tìm thấy bị can mà đã hết thời hạn điều tra thì trong trường hợp này cơ quan điều tra sẽ ra quyết định truy nã sau đó tạm đình chỉ điều tra theo điểm a khoản 1 Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
Điều 229. Tạm đình chỉ điều tra
“1. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;
Sau khi tìm thấy bị can thì cơ quan điều tra sẽ tiếp tục khôi phục điều tra vụ án và nếu có đủ căn cứ cấu thành tội phạm cơ quan điều tra chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để truy tố giải quyết vấn đề cho bạn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất. 
Trân trọng!   

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương