NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM CÓ ĐƯỢC THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ?

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM CÓ ĐƯỢC THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ?

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM CÓ ĐƯỢC THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ?

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM CÓ ĐƯỢC THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ?
CÂU HỎI:
Chào luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau: Bạn tôi là người Lào, chuẩn bị sang Việt Nam học tập thuộc diện do chính phủ Việt Nam cấp học bổng 100%. Bạn tôi có thắc mắc là nếu đi học ở Việt Nam thì có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Cảm ơn luật sư!
TRẢ LỜI:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luatbinhduong.net, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
1. Đối tượng người nước ngoài học tập tại Việt Nam được tham gia bảo hiểm y tế
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP của hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, tại khoản 15 Điều 3:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
15. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.”
Như vậy, không phải trường hợp nào người nước ngoài học tập ở Việt Nam cũng tham gia bảo hiểm y tế. Chỉ có những người nước ngoài đang học tập ở Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách nhà nước Việt Nam mới được tham gia bảo hiểm y tế. Nên trong trường hợp của bạn người Lào thì bạn được học bổng 100% từ Chính phủ Việt Nam có thể hiểu rằng bạn của bạn đã thuộc diện " người nước ngoài học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam". Vì vậy, bạn người Lào đó sẽ được Nhà nước Việt Nam đóng bảo hiểm y tế.
2. Mức đóng bảo hiểm y tế
Theo điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, mức đóng của người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam theo diện học bổng của Nhà nước thì sẽ được nhà nước đóng bảo hiểm cho với mức đóng là 4,5 % mức lương cơ sở.
Công thức = 4,5,% x mức lương cơ sở ( được nhà nước quy định cho từng thời kỳ)
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”
3. Chế độ hưởng chế độ bảo hiểm y tế của Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam
Thứ nhất, theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, thì cơ sở giáo dục mà bạn người Lào đang theo học sẽ phải lập danh sách cấp bảo hiểm y tế và bạn sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế
Thứ hai, mức hưởng bảo hiểm y tế
Theo điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, bạn người Lào sẽ được thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh thuộc danh mục chi trả của bảo hiểm y tế nếu đúng tuyến:
"1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26,27và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;
Nếu trái tuyến thì tỷ lệ hưởng bảo hiểm xã hội sẽ được quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2014:
"Điều 22: Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y  tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm t tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ  ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 thang 01 năm 2012 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là  70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016."
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất. 
Trân trọng!   

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương