KHÔNG CHẤP HÀNH LỆNH GỌI NHẬP NGŨ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

KHÔNG CHẤP HÀNH LỆNH GỌI NHẬP NGŨ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

KHÔNG CHẤP HÀNH LỆNH GỌI NHẬP NGŨ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

KHÔNG CHẤP HÀNH LỆNH GỌI NHẬP NGŨ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

CÂU HỎI:

Em trai tôi năm nay 22 tuổi, vừa học xong đại học. Mới đây, gia đình tôi có nhận được giấy mời khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho em tôi. Vì sợ phải nhập ngũ nên em tôi đang có ý định bỏ đi khỏi địa phương để trốn nhập ngũ. Xin hỏi luật sư, như thế em tôi có phạm tội gì không?

TRẢ LỜI:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Luatbinhduong.net. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:

Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

Độ tuổi nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 là công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Đối với công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Theo Điều 31 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi nêu trên, công dân được gọi nhập ngũ phải đáp ứng 04 điều kiện sau:

- Có lý lịch rõ ràng;

- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Có đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ;

- Có trình độ văn hóa phù hợp.

Trong đó, tiêu chuẩn về sức khỏe và trình độ văn hóa được quy định tại Thông tư 148/2018/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 28/11/2018) như sau:

Về tiêu chuẩn sức khỏe: Phải có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, riêng những công dân có sức khỏe loại 3 bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị ở các mức độ, bị nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS cũng sẽ không được gọi nhập ngũ;

Về trình độ văn hóa: Chỉ gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên. Riêng những địa phương khó đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì được tuyển chọn công dân trình độ lớp 7.

Trường hợp em bạn đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và đã có lệnh gọi nhập ngũ, nếu em bạn trốn khỏi địa phương sẽ bị coi là trốn việc nhập ngũ. Theo khoản 8 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

Việc trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành vi vi phạm pháp luật và tùy theo mức độ mà sẽ bị xử phạt dưới các hình thức khác nhau. Theo đó, việc trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó:

1. Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 và khoản 1 Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP:

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự

- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

2. Xử lý hình sự

Nếu em bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Điều 332 BLHS quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;”

c) Lôi kéo người khác phạm tội.”

Như vậy, nếu em bạn em bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu em bạn thuộc vào các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 322 BLHS thì em bạn còn có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương