GỬI TIN NHẮN TỐNG TIỀN GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

GỬI TIN NHẮN TỐNG TIỀN GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

GỬI TIN NHẮN TỐNG TIỀN GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

GỬI TIN NHẮN TỐNG TIỀN GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

CÂU HỎI:

Cách đây hai năm, tôi cùng anh đồng nghiệp có mối quan hệ ngoài luồng với nhau, mặc dù lúc đó cả tôi và anh ấy đều đã có gia đình riêng của mình. Mối quan hệ này chỉ kéo dài vài tháng rồi chấm dứt, sau đấy cả tôi và anh ấy đều chuyển đến chỗ làm khác. Nhưng cách đây hơn một tuần lại có người nhắn tin đe dọa sẽ nói cho chồng tôi biết về mối quan hệ của tôi với anh đồng nghiệp kia. Người nhắn tin đe dọa đòi tới 60 triệu đồng và yêu cầu trả tiền theo từng lần tại các địa điểm khác nhau, sau đấy mới tha cho tôi và không nói chuyện ngoại tình cho chồng tôi biết nữa. Xin hỏi luật sư là bây giờ tôi có nên báo công an không và việc người kia tống tiền tôi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự gì?

TRẢ LỜI:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Luatbinhduong.net. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi xin đượ tư vấn cụ thể như sau:

Việc người kia liên tục nhắn tin tống tiền bạn có thể thấy người đó đang thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản. Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội. Có thể nói, cưỡng đoạt tài sản là tìm mọi cách làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm về tài sản sợ hãi phải giao tài sản cho người phạm tội.

Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ hành vi mà người này có thể bị xử lý về dân sự, hành chính thậm chí là có thể về hình sự. Căn cứ theo Điều 170 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Căn cứ vào Điều luật trên, có thể đưa ra các cấu thành tội phạm của tội cưỡng đọat tài sản như sau:

1. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên (phạm tội thuộc khoản 1) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (phạm tội thuộc các khoản 2,3,4) và có năng lực trách nhiệm hình sự.

2. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Trong đó, việc xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.

3. Mặt khách quan của tội phạm

Thể hiện ở hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản:

- Về hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian. Cho nên, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động.

- Về hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gây thiện hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội (như đe dọa hủy hoại tài sản, loan tin về đời tư, tố giác hành vi phạm pháp…của người bị đe dọa).

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Như bạn nói thì người này đòi tiền chuộc lên tới 65.000.000 đồng, theo khoản 2 Điều 170 BLHS thì người này có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Ngoài ra, người đó còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, bạn hoàn toàn có thể báo Công an để Công an can thiệp giúp bạn. Bạn có thể báo công an tại nơi bạn đang thường trú hoặc tạm trú. Bạn cũng nên chụp lại màn hình tin nhắn, ghi lại các cuộc điện thoại cũng như thu thập các chứng cứ khác để làm bằng chứng cho việc bạn đang bị người đó tống tiền.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Emaillbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương