GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ THỦ TỤC THUẬN TÌNH LY HÔN?

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ THỦ TỤC THUẬN TÌNH LY HÔN?

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ THỦ TỤC THUẬN TÌNH LY HÔN?

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ THỦ TỤC THUẬN TÌNH LY HÔN?

CÂU HỎI:

Chào luật sư!

Tôi và chồng tôi đã đồng thuận ký và đơn thuận tình ly hôn vào tuần trước và sau đó chồng tôi đã về Đồng Tháp sinh sống. Tôi là người đứng ra viết đơn thuận tình ly hôn. Sau đó một mình tôi lên tòa án nhân dân quận để nộp đơn nhưng họ nói là cần phải cả 2 vợ chồng đi nộp đơn thì đơn mới có hiệu lực.

Nay tôi muôn hỏi là thủ tục thuận tình ly hôn có cần phải 2 vợ chồng cùng nhau đi nộp không ạ? Rất mong nhận được hồi âm của Luatbinhduong.net. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Luatbinhduong.net, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Theo thông tin bạn trình bày, chồng bạn và bạn đều đồng ý thuận tình ly hôn, bạn  là người nộp hồ sơ. Tuy nhiên, khi nộp đơn tại Tòa thì người thụ lý đơn của bạn yêu cầu hai vợ chồng phải đi nộp đơn.

Theo pháp luật hiện hành, không có quy định về trường hợp thuận tình ly hôn bắt buộc hai vợ chồng phải đi nộp đơn, ngoài ra tại Điều 364 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về các trường hợp trả lại đơn yêu cầu, cụ thể Tòa án trả lại đơn yêu cầu trong những trường hợp sau:

“a) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

b) Sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;

c) Việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;

d) Người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 363 của Bộ luật này;

 

đ) Người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 363 của Bộ luật này, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

e) Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;

g) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, nếu bạn thuộc vào một trong những trường hợp theo quy định trên thì Tòa án mới có căn cứ trả lại đơn yêu cầu cho bạn. Do đó, bạn có quyền yêu cầu người trả lại hồ sơ giải thích cho bạn về việc căn cứ vào quy định nào để bắt buộc hai vợ chồng phải đi nộp đơn yêu cầu khi thuận tình ly hôn. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương