ĐÓNG BẢO HIỂM NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG?

ĐÓNG BẢO HIỂM NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG?

ĐÓNG BẢO HIỂM NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG?

ĐÓNG BẢO HIỂM NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG?

NỘI DUNG:

Chào luật sư, mong luật sư tư vấn giúp tôi:

Thứ 1: Cho e hỏi e bắt đầu làm việc từ 1/2017-12/2018 thì em nghỉ. Mức lương năm 2017 của em là 1.600.000, mức lương năm 2018 của em là 2.100.000. Tháng 12/2018 cơ quan cắt sổ và chuyển em số tiền 3.100.00 để em tự đi đóng BH nhưng đến hiện tại em chưa đi đóng thì không biết em phải nộp lại BH bao nhiêu tiền? 

Thứ 2: Em vừa nghỉ xong bên cơ quan cũ thì đầu tháng 1/2019 em có công việc mới thì thì em cần ra bảo hiểm thất nghiệp lãnh được tiền gì không? Hay e chỉ việc ra BHXH đóng tiếp? Do em không rành rất mịt mù về BH và chuyển công tác đi rồi nên chưa gặp kế toán cũ để hỏi trực tiếp nên nay em muốn luật sư tư vấn trước để em nắm rõ hơn Mong luật sư trả lời giúp em, Em cảm ơn!

TRẢ LỜI:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luatbinhduong.net, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Bạn đã đi làm ở công ty từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018 nên bạn thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”

Như vậy, bạn đã giao kết hợp đồng lao động với công ty từ đủ 3 tháng trở lên, bạn và công ty sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội, công ty phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho bạn theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động, tức là, trong quá trình làm việc tại công ty, công ty phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho bạn. Bạn không thể tự mình đi đóng bảo hiểm xã hội mà phải đóng thông qua công ty nơi mình làm việc. Bên cạnh đó, khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động, tức là khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty sẽ trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn chứ không thể chuyển tiền cho bạn để bạn tự đi đóng bảo hiểm được. Bạn có thể đề nghị công ty đóng đủ bảo hiểm xã hội cho mình, nếu công ty không đóng bảo hiểm xã hội, bạn có thể khiếu nại lên tổ chức Công đoàn hoặc Phòng Lao động – thương binh và xã hội cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Về điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại điều 49 Luật Việc làm 2013:

“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết

Điều 43 Luật Việc làm quy định về đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.”

Như vậy, căn cứ vào Điều 43 thì bạn đã làm việc tại công ty trong thời gian 24 tháng kể từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018, thuộc trường hợp bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 49 luật này. Tuy nhiên, vì tháng 12/2018 bạn nghỉ việc tại công ty cũ, đến tháng 1/2019 bạn đã đi làm ở công ty mới, như vậy, thời gian không có việc làm của bạn khá ngắn, bạn sẽ không đáp ứng được điều kiện “chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp” theo quy định tại điều 49 và sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

 

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương