CÔNG TY PHẢI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ NHƯ THẾ NÀO KHI THAY ĐỒI CƠ CẤU TỔ CHỨC, SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG?

CÔNG TY PHẢI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ NHƯ THẾ NÀO KHI THAY ĐỒI CƠ CẤU TỔ CHỨC, SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG?

CÔNG TY PHẢI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ NHƯ THẾ NÀO KHI THAY ĐỒI CƠ CẤU TỔ CHỨC, SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG?

CÔNG TY PHẢI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ NHƯ THẾ NÀO KHI THAY ĐỔI CƠ CẤU TỔ CHỨC, SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG?

NỘI DUNG TƯ VẤN: 

Chào luật sư, tôi sinh năm 1966. Đóng bảo hiểm xã hội được 27 năm 3 tháng tính đến hết tháng 3/2017. Vào năm 2016 Tổng công ty thực hiện chủ trương cổ phần hóa Tổng công ty và các Công ty con trực thuộc Tổng công ty. là thu gọn sản xuất và sắp xếp lại nhân viên và người lao động cho phù hợp với công việc của Công ty. Kể từ đó Công ty đã cho người lao động nghỉ việc làm nhiều đợt.

+ Đợt 1: vào năm 2016

+ Đợt 2: vào tháng 3/2017trong đó có tôi

+ Đợt 3: vào năm 2018

Vậy cho tôi hỏi Luật sư: Tôi nghỉ đợt  2 năm 2017 vậy có được nghỉ theo chế độ dôi dư không? Và nếu Tôi được xếp nghỉ theo chế độ dôi dư thì tôi được hưởng những quyền lợi gì? Theo quyết định và nghị định nào? Khi tôi đủ 55 tuổi làm chế độ lương hưu tôi có bị trừ phần trăm theo tuổi không?

Đầu tháng 12/2018 tôi có điện hỏi người phụ trách về phần này. Thì được trả lời là Tổng công ty chỉ áp dụng dôi dư đối với người lao động vào làm từ năm 1998 trở về sau. Tôi xin hỏi như vậy có đúng không? Tại sao? Vậy tôi có được đưa vào dạng dôi dư không (tinh giảm biên chế)? Khi thấy được mail này mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư. Chân thành cảm ơn!

TRẢ LỜI TƯ VẤN: 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luatbinhduong.net, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, tại công ty bạn đang làm việc thực hiện thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức sắp xếp lại lao động nên sẽ thuộc trường hợp quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động 2012.

Căn cứ vào khoản 1 và khoản 3 Điều 44 Bộ Luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lí do kinh tế, đồng thời cũng là quyền lợi của người lao động như sau:

“Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

...

3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh”.

Theo quy định này nếu như việc thay đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại lao động mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì công ty phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo Điều 46 của Bộ luật Lao động 2012 như sau:

“Điều 46. Phương án sử dụng lao động

1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;

c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”.

Trường hợp công ty có chỗ làm việc mới thì quyền lợi của bạn là được ưu tiên đào tạo lại để tiếp tục sử dụng. Nếu công ty không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo Điều 49 Bộ luật Lao động 2012.

Đồng thời việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh (Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi công ty có trụ sở).

Hưởng lương hưu.

Việc trừ phần trăm lương theo tuổi đối với người lao động chỉ đặt ra trong trường hợp hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động, điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu trong trường hợp này theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% mà hưởng lương hưu vào năm 2017 thì lao động nam phải đủ 52 tuổi, nữ phải đủ 47 tuổi. Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì nam phải đủ 50 tuổi và nữa đủ 45 tuổi. Nếu hưởng lương hưu theo quy định này thì sẽ bị trừ lương hưu, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị trừ 2%.

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu thì nam phải đủ 60 tuổi và nữ phải đủ 55 tuổi và có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Trường hợp của bạn sinh năm 1966 và nghỉ vào năm 2017 thì tính đến thời điểm đó bạn mới 51 tuổi, bởi vậy muốn được hưởng lương hưu thì bắt buộc bạn phải đợi đủ tuổi rồi nhận lương hưu hàng tháng và sẽ không bị trừ phần trăm lương theo tuổi.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương