CÓ THIỆT HẠI TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ PHẢI BỒI THƯỜNG?

CÓ THIỆT HẠI TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ PHẢI BỒI THƯỜNG?

CÓ THIỆT HẠI TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ PHẢI BỒI THƯỜNG?

CÓ THIỆT HẠI TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ PHẢI BỒI THƯỜNG?
CÂU HỎI TƯ VẤN: 
Chào luật sư Luật sư hỗ trợ tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Người lao động trong thời gian thử việc có hưởng được quyền lợi như điều luật này không:
“Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.”
2. Theo điều luật sau:  “Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”
Vấn đề tôi muốn luật sư tư vấn như sau: Tôi thử việc cho 1 công ty, trong quá trình làm việc có phát sinh 1 số sản phẩm lỗi vượt mức hao hụt cho phép của công ty, do bộ phận sản xuất gây ra mà chưa xác định được nguyên nhân (bộ phận sản xuất do tôi quản lý). Công ty yêu cầu bộ phận sản xuất phải chịu đền bù số tiền tương ứng với giá trị sản phẩm hư này mà không lập thành biên bản quy trách nhiệm từng cá nhân. Tôi xin hỏi với vị trí công việc của tôi và trường hợp tôi đang thử việc thì có phải chịu trách nhiệm khoản đền bù này không, mong luật sư hỗ trợ giải đáp.
Cảm ơn luật sư.
TRẢ LỜI: 
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luatbinhduong.net, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc người lao động trong thời gian thử việc có được hưởng các chế độ theo quy định tại Điều 186 BLLĐ 2012 hay không?
Quy định tại Khoản 3 Điều 186 BLLĐ 2012 được hướng dẫn cụ thể tại Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động
1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:
a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
…”
Như vậy, việc người sử dụng lao động chi trả thêm khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động chỉ trong trường hợp người lao động này giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động trong các hợp đồng lao động sau có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của công ty theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đang trong thời gian thử việc với công ty mà chưa ký hợp đồng lao động với công ty và chưa làm việc tại nơi nào khác thì bạn sẽ không được hưởng quyền lợi theo quy định tại Điều 186 BLLĐ 2012.
Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 29 BLLĐ 2012
“Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”
Việc bồi thường khi kết thúc việc làm thử ở đây là việc bồi thường khi các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc chứ không phải việc bồi thường thiệt hại về tài sản do lỗi của bạn trong quá trình làm việc. Trường hợp bên phía công ty chứng minh được lỗi của bạn hoặc của bộ phận sản xuất trong việc gây ra thiệt hại về tài sản cho công ty thì bạn hoặc bộ phận sản xuất vẫn phải có trách nhiệm bồi thường cho công ty theo quy định tại Điều 130 BLLĐ 2012:
“Điều 130. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.”
Như vậy, nếu công ty có những bằng chứng chứng minh về việc thiệt hại xảy ra là do bên phía bạn và bộ phận sản xuất, không phải do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được dù đã áp dụng mội biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì bạn và bộ phận sản xuất sẽ phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Việc bồi thường thiệt hại căn cứ giữa vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh gia đình, nhân thân, tài sản của người lao động
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất. 
Trân trọng!  
 

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương