CÓ ĐƯỢC LÀM GIÁM HỘ CHO NGƯỜI VẪN CÒN CHA MẸ HAY KHÔNG?

CÓ ĐƯỢC LÀM GIÁM HỘ CHO NGƯỜI VẪN CÒN CHA MẸ HAY KHÔNG?

CÓ ĐƯỢC LÀM GIÁM HỘ CHO NGƯỜI VẪN CÒN CHA MẸ HAY KHÔNG?

CÓ ĐƯỢC LÀM GIÁM HỘ CHO NGƯỜI VẪN CÒN CHA MẸ HAY KHÔNG?

CÂU HỎI:

Tôi có một người em gái nhưng mới mất năm ngoái, em tôi có một đứa con năm nay tròn 9 tuổi. Sau khi em tôi mất thì cháu được bố nuôi. Bố cháu mặc dù cũng có nghề nghiệp nhưng lại là người nghiện rượu, trước khi em tôi mất thì hắn thường đánh đập em tôi.

Mấy hôm trước tôi có đến thăm cháu thì thấy cháu ăn mặc quần áo bẩn thỉu, lôi thôi. Qua hỏi hàng xóm thì họ nói cháu vẫn hay bị bố quát đánh và đôi khi cháu phải chịu đói, chạy qua nhà hàng xóm xin ăn. Xin luật sư, bây giờ tôi có thể trở thành người giám hộ của cháu không? Tôi muốn được chăm sóc cháu.

TRẢ LỜI:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Luatbinhduong.net. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:

Trường hợp của bạn, theo thông tin bạn cung cấp, cháu bạn là con một, không có anh chị em ruột, mẹ cháu đã mất và hiện bạn muốn trở thành người giám hộ của cháu mình, đã tròn 9 tuổi. Theo quy định của BLDS 2015, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 46).

Điều 49 BLDS 2015 quy định về điều kiện của người giám hộ như sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Theo đó, mặc dù em gái bạn đã mất, nhưng cháu vẫn còn có bố và bố cháu hiện tại vẫn đang là người đại diện hợp pháp của cháu.

Trong trường hợp này của bạn điều kiện để bạn có thể trở thành giám hộ cho cháu bạn khi có đủ 2 điều kiện sau:

Thứ nhất, bạn sẽ phải chứng minh bố của cháu bạn không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và bố của cháu bé có yêu cầu bạn là người giám hộ cho con họ.

Thứ hai, nếu cháu của bạn có ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì bạn phải thỏa thuận với họ về việc bạn sẽ là người giám hộ và phải được họ đồng ý hoặc nếu họ không đồng ý thì bạn phải chứng minh họ không đủ điều kiện giám hộ thì bạn mới được giám hộ.

Theo như lời bạn kể thì bố cháu là người nghiện rượu và vẫn hay chửi, đánh cháu và không chăm lo, săn sóc cho cháu. Trường hợp này bạn có thể tới thỏa thuận với bố của cháu, thể hiện nguyện vọng của bạn về việc muốn trở thành người giám hộ của cháu. Trường hợp bố cháu không chấp nhận, bạn có thể chứng minh người bố không đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục con mình. Hoặc bạn có thể để Tòa án tuyên bố hạn chế quyền của người bố, bạn phải chứng minh được người bố này xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy; xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014.

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”.

Bạn phải có bằng chứng, chứng minh được cháu của bạn thường xuyên bị bố ruột của mình ngược đãi và người bố là kẻ say rượu, không có khả năm chăm sóc con của mình. Theo đó, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu ccủa bạn để ra quyết định không cho người bố trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp, bố của cháu không còn quyền trông nom, chăm sóc cháu nữa và cháu cũng không có anh, chị ruột khác thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ của cháu. Bạn phải thỏa thuận với họ về việc bạn sẽ là người giám hộ và phải được họ đồng ý hoặc nếu họ không đồng ý thì bạn phải chứng minh họ không đủ điều kiện giám hộ thì bạn mới được giám hộ.

Theo đó, việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương