CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG LỜI NÓI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT KHÔNG?

CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG LỜI NÓI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT KHÔNG?

CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG LỜI NÓI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT KHÔNG?

CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG LỜI NÓI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT KHÔNG?

NỘI DUNG TƯ VẤN: 

Chào luật sư ! Tôi xin nhờ luật sư tư vấn về luật đất đai:

đất cao su anh A bỏ không làm xã mới nói là ai không làm thì chuyển nhượng cho người muốn làm vậy là tôi nói anh A chuyển nhượng cho tôi .- đất cao su của tôi đang sử dụng hiện nay là của anh A chuyển nhượng lại  cho tôi sử dụng không thời hạn  nhưng không có UBNDX xác thực .Anh A đã  chết . Nay vợ anh A kiện  tôi và đòi lại đất .Xin luật sư tư vấn giúp ạ. 

TRẢ LỜI: 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vân tới Luatbinhduong.net, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.

Để giao dịch dân sự có hiệu lực, giao dịch đó phải có đủ các điều kiện trên. Trong trường hợp luật có quy định giao dịch dân sự phải tuân theo hình thức nhất định thì giao dịch đó chỉ có hiệu lực khi các bên đã tuân theo.

Căn cứ Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Hình thức của giao dịch dân sự như sau:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

 ..

 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.

Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, đối với trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được thực hiện thông qua hợp đồng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. Đối với trường hợp của bạn, hoạt động chuyển nhượng đất trồng cao su giữa bạn và anh A phải được thực hiện bằng văn bản, nếu chỉ được thể hiện bằng lời nói, không có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã thì giao dịch đó không có hiệu lực.

Khi giao dịch không có hiệu lực pháp luật thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương