BÌNH LUẬN ĐIỀU 190 BLHS 2015 VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG CẤM?

BÌNH LUẬN ĐIỀU 190 BLHS 2015 VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG CẤM?

BÌNH LUẬN ĐIỀU 190 BLHS 2015 VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG CẤM?

BÌNH LUẬN ĐIỀU 190 BLHS 2015 VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG CẤM?
CÂU HỎI:
Bình luận điều 190 BLHS 2015 về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm.
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong BLHS 1999 được quy định tại điều 155, trước đó đã được quy định tại Điều 166 Bộ luật hình sự năm 1985. Tuy nhiên, Điều 166 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định hành vi buôn bán mà chưa quy định các hành vi sản xuất, tàng trữ và vận chuyển hàng cấm. Đến BLHS 2015 thì hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm không còn được quy định chung trong 1 điều luật như tại BLHS 1999 mà được tách ra thành 02 điều luật với sự tương ứng các hành vi là sản xuất – buôn bán, tàng trữ – vận chuyển. Điều 190 BLHS 2015 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm.
    1. Về phía người thực hiện hành vi
a. Chủ thể của tội phạm
Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm này không có gì đặc biệt so với các tội phạm khác, chỉ cần người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này. Khoản 2 của điều 12 liệt kê về các tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự thì tội phạm này không được liệt kê, bởi vậy người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm khi họ trên 16 tuổi.
b. Hành vi phạm tội
Điều luật quy định nhiều hành vi khách quan khác nhau như: sản xuất, buôn bán. Vì vậy, khi định tội tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội thực hiện hành vi nào thì định tội theo hành vi đó, mà không định tội hết tất cả các hành vi được liệt kê trong điều luật. Nếu người phạm tội thực hiện nhiều hành vi khác nhau đối với nhiều đối tượng phạm tội khác nhau thì việc định tội có phức tạp hơn.
Sản xuất hàng cấm là làm ra hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh với nhiều hình thức khác nhau như: Chế tạo, chế biến, nhân giống, sao chép, sáng tác, dịch thuật… Nói chung, hàng cấm được sản xuất ra chủ yếu bằng phương pháp công nghiệp theo một quy trình từ nguyên liệu đến sản phaamee.
Buôn bán hàng cấm là mua, xin, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm nhằm bán lại cho người khác; dùng hàng cấm để trao đổi, thanh toán; dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán… lấy hàng cấm để bán lại cho người khác.
c. Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của của hành vi và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ, mục đích của người phạm tội tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng việc xác định mục đích của người phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt, nếu vì lợi nhuận mà sản xuất, buôn bán hàng cấm, thì tính chất nguy hiểm cao hơn người phạm tội vì cảm tình, nể nang, mà sản xuất, buôn bán hàng cấm.
    2. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc sản xuất, buôn bán hàng cấm trong phạm vi lãnh thổ nước ta.
Đối tượng tác động của tội phạm này cũng là hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh.
Hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có nhiều loại, nhưng một số loại đã là đối tượng của các tội quy định tại các điều 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật hình sự
Việc xác định thế nào là hàng cấm, phải căn cứ vào quy định của Nhà nước ( thường là của Bộ thương mại ) tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của tình hình kinh tế-xã hội và vào chính sách của Nhà nước về quản lý kinh doanh.
Hiện nay Nhà nước ta đang cấm kinh doanh các mặt hàng sau:
– Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng;
– Các sản phẩm văn hoá phẩm đồi truỵ, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách;
– Thuốc là điếu sản xuất tại nước ngoài;
– Các loại pháo;
– Các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người và gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và các trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam;
– Thực động vật hoang dã thuộc danh mục Công ước quốc tế quy định mà Việt Nam tham gia ký kết và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ;
– Một số đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trong số hàng hoá Nhà nước cấm kinh doanh trên, nếu loại nào đã là đối tượng của tội phạm khác thì không là đối tượng của tội phạm này nữa.
    3. Hậu quả và mối quan hệ nhân quả
Hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm gây ra là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội  như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội  và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội …
Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm
Ngoài hành vi khách quan, đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu băt buộc của cấu thành tội phạm như: Số lượng hàng phạm pháp, thu lợi bất chính. Nếu các dấu hiệu khác đã đủ nhưng số lượng hàng cấm chưa lớn hoặc người phạm tội thu lợi bất chính chưa lớn, thì dù một người có hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm cũng không phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm.
    4. hình phạt
Theo quy định tại khoản 1 điều 190 BLHS 2015: Người nào sản xuất, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 điều này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Có 5 trường hợp được liệt kê tại khoản 1 điều này trong đó giá trị hàng phạm pháp và thu lợi bất chính được xác định cụ thể.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
Phạm tội thuộc một trong các trường tại khoản 3 điều này, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm
Khoản 5 điều 190 còn bổ sung hình phạt đối với pháp nhân phạm tội như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net. Nếu cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điên tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!   

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương