Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

XỬ PHẠT VỚI HÀNH VI XẢ THẢI RA MÔI TRƯỜNG
CÂU HỎI:
Chào Luật sư!
Ở xã tôi có trường hợp làm bún quy mô hộ gia đình, nước rửa bún hộ này không có hệ thống xử lý mà nối đường ống cho thẳng ra mương nước chung (nước trắng đục và mùi chua) gây ô nhiễm môi trường. Nhưng với điều kiện quản lý môi trường cấp xã tôi không có phương tiện xác định mức độ ô nhiễm có vượt quy chuẩn kỹ thuật hay không chỉ xác định được màu và mùi của nước đầu ra nên hiện tại vẫn không biết nên áp dụng cơ sở pháp lý nào để xử lý vi phạm hành chính trường hợp này. Mong luật sư trả lời giúp tôi.
Tôi chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn: 
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luatbinhduong.net, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Hành vi xả nước thải quy mô hộ gia đình vào mô trường, còn tùy vào mức độ ô nhiễm, mức nước thải và hàm lượng COD trong nước thải mới có thể xác định được mức nguy hại của hành vi. Do đó cần phải phân tích mẫu nước thải, việc phân tích mẫu nước thải không nhất thiết dựa vào trang thiết bị quản lý môi trường cấp xã mà dựa vào phòng thí nghiệm tiêu chuẩn. Anh có thể làm hợp đồng với một phòng thí nghiệm tiêu chuẩn để có thể xét nghiệm mẫu nước thải của hộ gia đình làm bún đó. Khi đã xác định được hàm lượng thì so sánh với mức thông số tiêu chuẩn. Nếu ở trên mức thông số tiêu chuẩn 1,1 lần nhưng chưa độc hại thì tùy lượng nước thải thải ra sẽ ứng với hình thức xử phạt tương ứng tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 13 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, nếu vi phạm dưới 1,1 lần thì chỉ bị phạt cảnh cáo: 
"1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%)". 
Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
Trong trường hợp không có thiết bị, phương tiện để phát hiện hành vi vi phạm thì có thể được sử dụng kết quả giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 7 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm phải chứng minh được hành vi vi phạm, nếu không chứng minh được thì không thể áp dụng quy định tại Điều 13 Nghị định 155/2016/NĐ-CP để xử phạt người vi phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng
Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương