Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Nội dung tư vấn:

Tôi có một vài thắc mắc muốn các luật sư tư vấn và giải đáp giúp.

Cháu tôi có giật 1 chiếc điện thoại galaxy j7 của một người đi xe máy: Thấy chị đó đi xe máy và chiếc điện thoại để hớ hênh ở túi quần, cháu tôi co giật cái điện thoại bằng tay phải sau đó chuyển nhanh sang tay trái rồi phóng xe đi, bị giật như vậy nhưng chị kia cũng không bị ngã và đây là lần đầu tiên cháu gây án. Hôm nay tòa án tiến hành xét xử cháu tôi với hình phạt là 4 năm tù giam với lí do: cướp giật tài sản (định giá cái điện thoại khoảng 6 triệu) và xét vào nhóm tội phạm nguy hiểm cho xã hội vì khi giật điện thoại có thể sẽ làm cho người bị hại xảy ra tai nạn, hoặc khi bỏ chạy gây tai nạn giao thông nhưng trên thực tế thì không xảy ra tai nạn giao thông hay thương tích gì cả. Phía bị hại không có kiện cáo hay đề nghị gì cả. Bản thân tôi khi tôi tham khảo một số các tình huống tương tự như vậy trên mạng thì thấy rằng với hình phạt 4 năm là nặng nhưng do không có chuyên môn trong lĩnh vực này nên tôi cũng không rõ được. Vậy tôi kính mong các luật sư giải đáp giúp tôi 2 câu hỏi như sau:

1. Với tình huống như trên thì mức án 4 năm tù có phải là quá nặng hay không ạ?

2. Nếu là nặng thì chúng tôi nên làm như thế nào a?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luatbinhduong.net, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ vào Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì cháu bạn thuộc khoản 1 Điều 171 quy định như sau:

 

“Điều 171. Tội cướp giật tài sản

 

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

 

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

 

đ) Hành hung để tẩu thoát;

 

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

 

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

 

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

i) Tái phạm nguy hiểm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

 

Do đó, trong khung hình phạt từ 01 đến 05 năm thì Thẩm phán có thể căn cứ vào các tình tiết cháu bạn phạm tội đưa ra mức phạt hợp lý. Do Tòa án có nêu cháu bạn xét vào nhóm “tội phạm nguy hiểm cho xã hội vì khi giật điện thoại có thể sẽ làm cho người bị hại xảy ra tai nạn”, bên cạnh đó, cháu bạn đã sử dụng phương tiện là xe máy để phạm tội cướp giật nên được xác định là tình tiết tăng nặng, cho nên, cho dù cháu bạn chưa gây tai nạn cho người kia nhưng có khả năng có thể gây ra tại nạn nên Tòa án có thể truy cứu trách nhiệm theo Khoản 2 điều luật nêu trên nên bạn cần dựa trên bản án để xác định khung hình phạt, nếu như Tòa án truy cứu theo Khoản 2 thì kết luận như vậy là phù hợp theo quy định pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương