Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

TÌNH THẾ CẤP THIẾT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

CÂU HỎI:

Tình thế cấp thiết quy định như thế nào theo bộ luật hình sự năm 2015?

TRẢ LỜI:

Luatbinhduong.net, xin trả lời câu hỏi như sau:

Tình thế cấp thiết được quy định tại  Bộ luật hình sự năm 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) Điều 23 quy định như sau:

“1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”

 

Hành vi gây hậu quả trong tình thế cấp thiết phải thỏa mãn yếu tố sau:

Thứ nhất, phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc: Sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại trong tình thế cấp thiết có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: các hiện tượng thiên nhiên, cũng có thể phát sinh trong quá trình lao động sản xuất, do sự tấn công của súc vật trong một hoàn cảnh đặc biệt, buộc phải gây thiệt hại để bảo vệ một lợi ích lớn hơn

Thứ hai, việc gây thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất: Điều kiện này đòi hỏi người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải tính toán thật chính xác và nhanh chóng khả năng đe dọa ngay tức khắc của sự nguy hiểm, nếu không chọn phương pháp gây thiệt hại thì tất yếu không thể tránh được thiệt hại lớn hơn

- Về trách nhiệm hình sự: Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết:

Thứ nhất, về nguồn nguy hiểm: Ở phòng vệ chính đáng, nguồn nguy hiểm dẫn đến phòng vệ chính đáng phải là hành vi của con người còn trong tình thế cấp thiết, nguồn nguy hiểm này có thể là hành vi của con người, súc vật, thiên tai…

Thứ hai, về thiệt hại xảy ra: Phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích cần bảo vệ và thiệt hại này không bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại do hành vi xâm phạm các lợi ích cần bảo vệ gây ra. Còn hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có thể gây thiệt hại cho người gây ra tình thế cấp thiết hoặc một người khác và thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Thứ ba, phòng vệ chính đáng không bắt buộc là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đáng nhưng hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải là lựa chọn cuối cùng (không còn cách nào khác để ngăn chặn thiệt hại xảy ra).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương