Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

SỔ ĐỎ ĐANG THẾ CHẤP NGÂN HÀNG CÓ ĐƯỢC THẾ CHẤP KHÔNG?

CÂU HỎI:

Chào luật sư, Tôi sau nhiều lần nhẫn nhịn vì bị chồng đánh đập, dọa nạt nay không chịu nổi nên muốn đơn phương ly hôn. Nhưng căn nhà hiện tại tôi đang ở sổ đỏ bị thế chấp ở ngân hàng, vậy bây giờ ly hôn thì giải quyết thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn tới Luatbinhduong.net. Nội dung câu hỏi của bạn được chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Theo quy định tại điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình về ly hôn đơn phương như sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Căn cứ quy định trên, nếu bạn ly hôn đơn phương thì bạn phải chứng minh được chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của chồng làm cho hôn nhân không thể tiếp tục kéo dài. Bạn có thể đưa ra các căn cứ như chồng bạn luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ, đánh đập bạn; có lời nói lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn...; bỏ bê, không quan tâm, chăm sóc đến con cái...

Để ly hôn đơn phương bạn nộp hồ sơ ly hôn đơn phương đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú. Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm:

- Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương (Theo mẫu);

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

- CMND và hộ khẩu;

- Giấy khai sinh các con;

- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, sổ tiết kiệm,....

Về việc giải quyết tài sản là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng.

Tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:

Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Theo quy định trên, vợ, chồng có nghĩa vụ đối với các giao dịch mà vợ, chồng cùng nhau xác lập. Do đó, khoản nợ ngân hàng mà vợ, chồng bạn vay tại ngân hàng và sử dụng sổ đỏ để thế chấp thì cả hai vợ, chồng bạn có nghĩa vụ cùng trả khoản nợ đó. Sau khi ly hôn, nghĩa vụ đó không chấm dứt, cả hai bạn vẫn có nghĩa vụ phải trả nợ cho ngân hàng. Cụ thể, tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:

Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn vẫn có thể ly hôn bình thường và sau khi ly hôn thì khoản nợ ngân hàng có thế chấp quyền sử dụng đất đó vẫn có hiệu lực với cả hai vợ, chồng bạn. Hai vợ chồng bạn phải liên đới thanh toán khoản nợ đó cho ngân hàng, sau khi thanh toán hết nợ cho ngân hàng thì hai bạn có thể thỏa thuận để phân chia tài sản chung là ngôi nhà đó, nếu vợ, chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án sẽ quyết định phân chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật. Cụ thể, tại Điều 59 quy định như sau:

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Việc chia tài sản chung là căn nhà sẽ thực hiện thực theo quy định tại Khoản 2, khoản 3 Điều 59 như trên. Theo đó, nếu trường hợp một bên được chia nhận ngôi nhà thì sẽ thanh toán cho bên còn lại phần giá trị chênh lệch mà mình nhận được.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương