Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP ĐƯA ĐI CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN.

CÂU HỎI:

Em trai tôi trước có sử dụng ma tuý đá và ma túy tổng hợp nhưng chưa nghiện nặng chỉ là những lần đi chơi cùng đám bạn mới dùng bị công an bắt giữ 2 lần. Trong 2 lần đó đều có chất ma túy trong người nên đã bị lập hồ sơ đưa đi cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc và cũng có quyết định của tòa án, nhưng vì còn nhỏ với lại sau 1 thời gian không đi cùng đám bạn nữa thì không thấy sử dụng chất ma túy nữa, gia đình muốn để làm lại cuộc đời nên không cho đi cai nghiện nhưng có quyết định của Tòa giờ chúng tôi nên phải làm gì để giúp em tôi không phải đi cai nghiện ma túy nữa.

Xin cảm ơn Luật sư!

                      

Trả lời: 

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Luatbinhduong.net, Yêu cầu của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và cụ thể hóa tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ- CP để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.

 

Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP:

 

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

 

“Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

 

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

 

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

 

3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”

 

Đối với trường hợp trên, do người em trai đã bị Tòa án nhân dân quận, huyện quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật nên buộc phải chấp hành toàn bộ nội dung quyết định khi có hiệu lực pháp luật.

 

Tuy nhiên, trường hợp trong quá trình thực hiện quyết định mà có căn cứ theo quy định tại Điều 111 và Điều 112  Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người em trai có thể được hoãn, miễn chấp hành; giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ thực hiện quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

 

“Điều 111. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

 

1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

 

a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;

 

b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

 

Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.

 

2. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

 

a) Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;

 

b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;

 

c) Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.

 

3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ; trong trường hợp cần thiết thì đề nghị cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có ý kiến trước khi quyết định.

 

Quyết định miễn hoặc hoãn chấp hành phải được gửi cho cơ quan thi hành quyết định, người phải chấp hành quyết định; trường hợp người chưa thành niên được hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thì quyết định được gửi cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

 

Điều 112. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

 

1. Người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

 

2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

 

3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định việc giảm thời hạn tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.

 

Quyết định tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho Tòa án nhân dân nơi ra quyết định, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người được tạm đình chỉ hoặc miễn và gia đình người đó.

 

4. Đối tượng ốm nặng, mắc bệnh hiểm nghèo mà không xác định được nơi cư trú thuộc trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành quyết định hoặc được miễn chấp hành phần thời gian còn lại quy định tại khoản 2 Điều này thì được đưa về cơ sở y tế tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để điều trị.”

 

Theo đó, chỉ những đối tượng được liệt kê trên mới được hoãn, giảm, tạm đình chỉ hoặc miễn thời gian thi hành quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc của TAND huyện. Vậy, nếu không thuộc các trường hợp như bị bệnh hiểm nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,... mà muốn được miễn, giảm thời gian thi hành phán quyết để sớm về với gia đình thì người em trai cần tích cực cai nghiện, có tiến bộ rõ rệt trong thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương