Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

HÀNH VI ĐÁNH NGƯỜI GÂY THƯƠNG TÍCH BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VỀ TỘI GÌ?

CÂU HỎI:

Chào luật sư, cho tôi hỏi về lỗi hành vi đánh người khác gây thương tích bị truy cứu về tội phạm thế nào, cụ thể như sau: Trong quá trình làm việc tại công ty tôi và một đồng nghiệp có xảy ra tranh cãi vì vấn đề công việc. Sau đó khi tôi về phòng trọ, thì đồng nghiệp của tôi kéo rất đông người đến đánh tôi, xé tan quần áo tôi đang mặc trên người.

Trên người tôi có nhiều vết bầm tím. Bác chủ nhà trọ của tôi vào can ngăn cũng bị đánh chảy máu tay và xây xước bầm tím nhiều chỗ. Vậy xin hỏi họ kéo đến đánh tôi như vậy họ đã mắc vào tội gì, khung hình phạt như thế nào, tôi có được bồi thường gì không. Và nếu chỉ giải quyết ở cấp xã thì thẩm quyền cấp xã được xử phạt thế nào? Trưởng công an xã nói với tôi là ở cấp xã chỉ phạt hành chính tối đa là 2 triệu đồng đúng hay sai? Nếu đúng thì mức xử phạt đó là tổng khung hình phạt hay là từng tội danh.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luatbinhduong.net, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về hành vi xé quần áo của chị

 

Hành vi này đã xúc phạm tới thân thể  cũng như danh dự, nhân phẩm của chị và hoàn toàn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự  theo điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội làm nhục người khác như sau :

 

“ Tội làm nhục người khác.
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

 

 

Thứ hai, về hành vi đánh người

 

Việc người đồng nghiệp đánh chị cũng như bác chủ nhà trọ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trên cơ sở là hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình thì chị và bác nên đến cơ quan y tế để giám định thương tật. Nếu tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên thì những người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

 

“Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:”

 

Còn nếu tỷ lệ thương tật của chị và bác chủ nhà trọ dưới 11% hoặc không thuộc các trường hợp tại khoản 1 điều 104 BLHS đã nêu trên thì những người này chỉ bị xử lý vi phạm hành chính. Theo điểm e khoản 3 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ – CP thì đối với hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe người khác thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.

 

Nếu chỉ giải quyết ở cấp xã thì theo khoản 3 điều 39 Luật XLVPHC, trưởng công an xã có thẩm quyền phạt tiền không quá 2.500.000 đồng. và khoản 1 điều 38 Luật XLVPHC Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền phạt tiền không quá 5.000.000 đồng và đó là mức phạt đối với từng tội danh.

 

Thứ ba, về vấn đề bồi thường thiệt hại.

 

Theo quy định tại điều 590 Bộ luật dân sự 2015 về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì:

 

“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

 

Như vậy những người đã xâm hại sức khỏe của chị phải bồi thường những khoản trên theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương