Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

CHẾ ĐỘ PHỤC HỒI SỨC KHỎE SAU THAI SẢN VỚI LAO ĐỘNG NỮ SẢY THAI?

CÂU HỎI:

Quy định pháp luật về chế độ dưỡng sức đối với lao động nữ đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà sẩy thai. Điều kiện, mức hưởng chế độ thai sản được xác định như thế nào?

TRẢ LỜI:

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 về thời gian hưởng chế độ đối với lao động nữ sẩy thai. Cụ thể:

Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, từ quy định trên trong thời gian đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc lao động nữ bị sẩy thai sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản tương ứng với với số tuần tuổi của thai nhi và theo chỉ định của bác sĩ. 

Ví dụ: Lao động nữ mang thai được 10 tuần tuổi nhưng không may bị sẩy thai. Theo quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ tối đa 20 ngày nhưng theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này cần nghỉ để phục hồi sức khỏe là 15 ngày. Do đó, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ được tính là 15 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, tết).

Ngoài thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì lao động nữ còn được hưởng thêm chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản theo quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Theo đó, lao động nữ sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do sẩy thai và trong thời gian 30 ngày đầu làm việc sức khỏe chưa phục hồi thì có thể làm hồ sơ để hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Thời gian nghỉ hưởng  sẽ do người đơn vị của người lao động quyết định và tối đa thời gian nghỉ không quá 5 ngày. Mức hưởng một ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng! 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương