Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN CHỨNG MINH ĐỂ GIÀNH QUYỀN TRỰC TIẾP NUÔI CON.

CÂU HỎI TƯ VẤN:

Chào luật sư, nhờ luật sư tư vấn về các điều kiện cần chứng minh để giành quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Hiện tại em đang là nhân viên kế toán cho một công ty nhỏ, từ năm 2012 em lập gia đình, năm 2013 em sinh con, nay con em đã 4 tuổi, từ lúc mang bầu đến lúc sinh con ra được khoảng hơn 2 năm em chỉ ở nhà chăm con và mọi cái bố mẹ chồng chu cấp nuôi 2 mẹ con. Từ lúc em lấy chồng đến nay chồng em không chăm lo nuôi đc 2 mẹ con, mọi cái phụ thuộc bố mẹ. Chồng em có chơi cờ bạc nhưng em cũng không rõ là chơi lớn hay bé, chỉ biếtt là rất hay chơi, công việc chồng em thì lúc có lúc không,  cũng không có tiền chu cấp hàng tháng cho mẹ con, năm 2016 em lên Hà Nội mang theo con đi xin việc làm, mỗi tháng mẹ chồng chu cấp cho 2 mẹ con em 1trieu, đến tháng 8 năm 2017 em bị tai nạn nên đưa con về nhà ba me chồng 1 tháng, hiện tai cả năm nay chồng em không đi làm,  nên k cho e mang con  lên Hà Nội nữa . Nhà chồng em cho vay tiền theo kiểu vay nặng lãi, chồng em kêu không đi làm ở nhà phụ mẹ nhưng nếu nói phụ mẹ thì hàng tháng mẹ chồng em phải trả tiền hàng tháng để chồng em chu cấp nuôi vơ con chứ, em không biết me chồng em có cho chồng em tiền hay không, em chỉ biết lúc nào cũng mang tiếng ăn bám. Hiên tại em muốn được nuôi con, nhưng chồng em cũng giành quyền nuôi. em chỉ sợ ba me chồng có tiền nên sẽ dùng tiền để mua chuộc, nên quyền nuôi con thuộc về em sẽ rất khó, tất cả mọi điều kiện chồng em đều bất lợi hơn em,chỉ mỗi gia đình có tiền thôi. Vậy giờ em nên làm gì ạ, em xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luatbinhduong.net, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

 

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau :

"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

 

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

 

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con"

 

Nếu vợ chồng bạn không tự thỏa thuận được vấn đề nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện của các bên để giao con trực tiếp cho người có điều kiện hơn nuôi. Vì vậy bạn cần chứng minh được các vấn đề như:

 

+) Bạn có công việc ổn định, mức lương đủ để đáp ứng  các điều kiện  vât chất tốt nất có thể cho con thông qua hợp đồng lao động..

 

+) Có thời gian chăm sóc con, đáp ứng điều kiện về mặt tinh thần cho con như cùng con vui chơi,..

 

+) Yếu tố về mặt đạo đức, tính cách của mẹ để giáo dục nhân cách cho con

 

Trong trường hợp nếu bạn có căn cứ Tòa án ra quyết định giao con cho một bên thiếu khách quan thì bạn có thể khiếu nại theo quy định của phát luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương