TỰ Ý ĐĂNG ẢNH CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT?

TỰ Ý ĐĂNG ẢNH CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT?

TỰ Ý ĐĂNG ẢNH CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT?

TỰ Ý ĐĂNG ẢNH CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT?
 
Vừa qua, chắc hẳn các bạn cũng chưa nguôi bức xúc về hành động của ông Trần Chí Hiếu (tức Hiếu Orion) khi đăng tải trên story facebook cá nhân của mình về hình ảnh so sánh hai nữ tiếp viên hàng không của hai hãng bay tại Việt Nam, có đính kèm icon không phù hợp với văn hóa và mang tính miệt thị đối với hãng nói chung, mỗi nhân viên hàng không nói riêng.
Trước những thông tin miệt thị, làm ảnh hưởng tới cá nhân cũng như hình ảnh của hãng hàng không, nữ tiếp viên của Vietnam Airlines cho rằng: “Hôm đó, khi tôi đang đón khách có 1 người đàn ông đi vào cửa và dí điện thoại vào mặt tôi rồi chụp ảnh, khiến tôi rất bất ngờ nên tôi đã giơ tay che đi và nói: "Anh vui lòng không chụp ảnh”. Nói như vậy tôi nghĩ đã đủ lịch sự cho 1 người bình thường nhưng khi về nhà anh Hiếu lại đăng bức ảnh lên mạng xã hội và đẩy câu chuyện theo 1 hướng khác làm ảnh hưởng tới công việc của tôi". (Tham khảo: danviet.vn)
Được biết việc đăng tải này của ông Hiếu Orion không được nữ tiếp viên đồng ý và tỏ vẻ khá bất ngờ khi ông đã đăng tải lên facebook với nội dung như vậy.
Vậy liệu với hành động này của ông Hiếu Orion có vi phạm pháp luật? Và mức phạt đối với hành vi này có thể phải chịu theo quy định như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau của Luatbinhduong.net:
Trường hợp 1: người vi phạm bị buộc gỡ bỏ hình ảnh, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại (nếu có) theo Bộ luật dân sự 2015.
Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh thì khi sử dụng hình ảnh của người khác phải có sự đồng ý của người đó, nếu vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người đó (trừ khi hai bên có thỏa thuận khác). Tuy nhiên, có 2 trường hợp sau thì không cần phải xin phép:
-  Sử dụng hình ảnh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
-  Sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Ngoài hai trường hợp trên nếu người nào có hành vi vi phạm đối với hình ảnh của người khác, đăng tải lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của người đó, người vi phạm bị buộc gỡ bỏ hình ảnh, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại (nếu có) đối với hành vi vi phạm theo quy định (Căn cứ khoản 3 Điều 32 BLDS 2015như sau:
“Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”
Trường hợp 2: Người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 10 triệu - 20 triệu đồng
Trong trường hợp này mà người sử dụng hình ảnh của người khác không có sự đồng ý của người đó và việc đăng tải lên trang mạng với mục đích làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người đó thì người này có thể bị phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng. Căn cứ tại điểm e và điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
….”
Trường hợp 3: người vi phạm có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, theo Bộ luật hình sự 2015.
Trong trường hợp việc sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân để thu lợi bất chính hoặc với mục đích làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cá nhân thì căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 288 BLHS 2015, về "Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" quy định như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
…”
Ngoài ra, người vi phạm trong trường hợp này cũng có thể bị truy tố về “Tội làm nhục người khác” theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 theo quy định như sau:
"1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
...."
Vậy nên, trước khi đưa thông tin của người khác lên mạng xã hội bạn nên xin phép ý kiến của người đó và nghĩ về hậu quả có thể xảy ra để tránh rủi ro cho bản thân cũng như quyền và lợi ích của người khác cũng được bảo vệ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!
 

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương