TƯ VẤN "ĐỨNG TÊN HỘ KHI MUA XE TRẢ GÓP?"

TƯ VẤN "ĐỨNG TÊN HỘ KHI MUA XE TRẢ GÓP?"

TƯ VẤN "ĐỨNG TÊN HỘ KHI MUA XE TRẢ GÓP?"

TƯ VẤN "ĐỨNG TÊN HỘ KHI MUA XE TRẢ GÓP?"
CÂU HỎI:
 Tư vấn về đứng tên hộ khi mua trả góp xe máy ?
Xin chào luật sư! em có thắc mắc mong được giải đáp: Hồi trước em có làm mất xe của một người bạn. Tuy người bạn đó không yêu cầu em phải đền nhưng người đó có nhờ em đứng tên mua xe trả góp dùm cho người đó, về phần tiền bạc người đó tự lo nên em đồng ý.
Nhưng người bạn đó chỉ góp tiền xe được vài tháng thì không góp nữa. Hiện tại bên Công ty trả góp điện thoại cho em và yêu cầu em phải đóng tiền xe. Em có điện thoại cho người bạn đó nhưng không bắt máy nên em có nhờ bên thu hồi nợ của Công ty đó xuống lấy lại xe. Khi xuống gặp gia đình người bạn đó thì mẹ bạn đó có ký một bản cam kết với bên thu hồi nợ hứa là sẽ đóng tiền đầy đủ nếu không thì thu hồi nợ sẽ xuống lấy xe và tháng đó đóng tiền đầy đủ. Nhưng hiện tại tháng này người bạn đó chưa đóng tiền. Điện thoại cho người đó và gia đình thì đều khóa máy. Em nghe nói người đó đi xe lên Sài Gòn. Tất cả giấy tờ liên quan đến xe là em đứng tên hết nên bên Công ty chỉ điện thoại kiếm em. Nếu người đó bán hoặc cầm chiếc xe đó thì em có thể đến cơ quan chức năng tố cáo người đó về tội lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản và tiêu thụ đồ gian không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!
TRẢ LỜI:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luatbinhduong.net, với câu hỏi này,  chúng tôi xin tư vấn như sau:
Hiện nay, trường hợp đứng tên hộ khi mua trả góp xe máy rất phổ biến. Những người đứng tên hộ thường sai lầm cho rằng người nào sở hữu chiếc xe máy thì người đó mới phải chịu trách nhiệm khoản vay và dẫn đến việc họ phải chịu một khoản nợ. Căn cứ vào điều 117 BLDS 2015 quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Như vậy, giao dịch mua xe máy trả góp mà bạn đứng tên hộ thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực bao gồm tự nguyện, không vi phạm điều cấm và không trái đạo đức xã hội. Do đó khi xác lập sẽ ràng buộc người đứng ra ký kết với các quyền và nghĩa vụ mà hợp đồng ghi nhận. Thậm chí, trong trường hợp người đứng ra ký tên là bạn bị lừa dối dẫn đến hành vi nhầm lẫn về tính chất của giao dịch thì cũng rất khó chứng minh để yêu cầu tuyên bố giao dịch trên là vô hiệu theo điều 122 BLDS 2015:
"Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện quy định tại Điều 117 của bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác"
Trong khi đó người bạn nhờ bạn đứng tên trong giao dịch trả góp thì lại không xác lập bất cứ mối quan hệ nào với Công ty bán xe máy. Cho nên trường hợp xấu bạn có thể sẽ bị Công ty bán xe máy kiện ra tòa vì không thực hiện đúng hợp đồng.
Còn việc bạn muốn tố cáo người bạn của bạn ra cơ quan chức năng với tội lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản và tiêu thụ đồ gian thì cần phải có chứng cứ chứng minh giữa bạn và người bạn có thỏa thuận về giao dịch mua trả góp xe máy này vì tội lạm dụng tín chiếm đoạt tài sản dựa trên cơ sở hai bên phải có hợp đồng (vay, mượn, thuê, trông giữ, bảo quản, vận chuyển...) cho nên việc tố cáo rất khó khăn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương