THAY ĐỔI THÔNG TIN CHA MẸ TRÊN GIẤY KHAI SINH SAU KHI NHẬN CON NUÔI?

THAY ĐỔI THÔNG TIN CHA MẸ TRÊN GIẤY KHAI SINH SAU KHI NHẬN CON NUÔI?

THAY ĐỔI THÔNG TIN CHA MẸ TRÊN GIẤY KHAI SINH SAU KHI NHẬN CON NUÔI?

THÂY ĐỔI THÔNG TIN CHA MẸ TRÊN GIẤY KHAI SINH SAU KHI NHẬN CON NUÔI?

CÂU HỎI:

Vợ chồng tôi kết hôn đã lâu nhưng chưa có con, nay muốn nhận con của một người họ hàng làm con nuôi. Sau khi nhận con nuôi, tôi muốn thay đổi trong giấy khai sinh của con phần họ tên cha mẹ đẻ thành tên của vợ chồng tôi có được không? Nếu được thì trình tự, thủ tục như thế nào?

TRẢ LỜI:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luatbinhduong.net, câu hỏi của bạn chúng tối tư vấn nhưu sau:

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 thì:

 

1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

 

Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

 

3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

 

4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”.

 

Có thể thấy, cha mẹ nuôi và con nuôi được pháp luật công nhận có quyền và nghĩa vụ đối với nhau như cha mẹ đẻ và con đẻ. Điều này được pháp luật công nhận và ghi trong các giấy tờ về hộ tịch. Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định:

 

“3. Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi”.

 

Như vậy, sau khi nhận con nuôi thì vợ chồng bạn có thể thay đổi giấy  khai sinh phần nội dung tên cha mẹ của cháu bé nếu có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi và có sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên. Việc thay đổi tên cha mẹ sẽ được thể hiện trên giấy khai sinh mới, giấy khai sinh cũ sẽ bị thu hồi và được ghi chú tại Sổ đăng ký khai sinh là cha mẹ nuôi.

 

Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh nộp hồ sơ lên UBND xã/phường nơi người con đăng ký khai sinh, hồ sơ bao gồm:

 

- Tờ khai (theo mẫu);

 

- Giấy khai sinh của con bản gốc;

 

- Quyết định được nhận nuôi con nuôi;

 

- Chứng minh thư hoặc thẻ CCCD và sổ hộ khẩu của người yêu cầu thay đổi.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

 

 

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương