SỬ DỤNG BẰNG ĐẠI HỌC GIẢ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

SỬ DỤNG BẰNG ĐẠI HỌC GIẢ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

SỬ DỤNG BẰNG ĐẠI HỌC GIẢ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

SỬ DỤNG BẰNG ĐẠI HỌC GIẢ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
CÂU HỎI:
Thưa Luật sư, chị của em đang học đại học bị nợ môn nhiều nên nghỉ ngang. Tháng trước chị ấy có quen người làm bằng giả trên mạng, sau đó chị ấy đã làm và nộp bằng vào công ty để xin việc làm. Nếu công ty của chị em phát hiện ra đó là bằng giả thì chị em có bị phạt không? Nếu phạt thì mức phạt cho chị em là như thế nào?
Xin cảm ơn Luật sư!
TRẢ LỜI:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Luatbinhduong.net. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau
Hiện nay theo quy định của pháp luật tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 về tội sử dụng giấy tờ giả như sau:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
...”
Tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức hiện nay được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. So với quy định trước đó trong Bộ luật hình sự năm 1999, tên điều luật đã được bổ sung cụ thể thành “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Như vậy tên điều luật đã diễn giải cụ thể và rõ ràng hơn về hành vi của tội phạm này.
Về cấu thành tội phạm của tội này được hiểu như sau:
Về khách thể của tội phạm:
Đối tượng tác động của tội này là: con dấu giả, giấy tờ giả, tài liệu giả.
Đối tượng bị xâm phạm là hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, cụ thể là là về con dấu, giấy tờ, tài liệu khác.
Con dấu, giấy tờ tài liệu là đặc trưng của cơ quan tổ chức, được dùng để khẳng định giá trị pháp lý đối với những văn bản, giấy tờ này. Do vậy làm con dấu, giấy tờ, tài liệu giả chính là xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính của Nhà nước về con dấu và các loại tài liệu, giấy tờ này.
Về chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội làm giả con dấu là chủ thể thường chứ không yêu cầu là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ cần là người đủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự mà thực hiện hành vi phạm tội thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Nếu trong trường hợp người phạm tội là người có chức vụ quyền hạn mà có hành vi làm giả con dấu, chẳng hạn như là lén lút đưa con dấu, giấy tờ của tổ chức mình cho người khác làm giả thì sẽ coi là tình tiết tăng nặng lạm dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội.
Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Về mặt khách quan của tội phạm:
+ Về hành vi khách quan: tội phạm phạm tội làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức có hai hành vi sau:
– Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức:
Về bản chất thì không có thật thì sẽ không có giả, do vậy con dấu, giấy tờ, tài liệu bị làm giả phải là con dấu, giấy tờ, tài liệu có thật của cơ quan, tổ chức, và cơ quan, tổ chức đó cũng phải là cơ quan, tổ chức có thật. Nếu làm con dấu, giấy tờ giả của một cơ quan tổ chức không hề có thật thì đây sẽ coi là hành vi lừa đảo chứ không phải làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu.
– Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Nếu người phạm tội mà chỉ làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức mà việc làm giả này không phải vi mục đích lừa dối người khác thì cũng không thể coi là phạm tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức được. Con dấu, giấy tờ tài liệu giả có thể được sử dụng vào nhiều mục đích, chẳng hạn như dùng bằng đại học giả để đi xin việc, để được hưởng mức lương cao hơn; dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để mua bán đất; sử dụng sổ hộ khẩu giả để được giao đất trồng lúa, đất trồng rừng, mua xe ô tô trong thành phố,…
Khi xác định về hành vi, nếu người đó chỉ làm giả con dấu thì sẽ xác định là làm “giả con dấu của cơ quan, tổ chức”, nếu người đó làm giả giấy tờ, tài liệu thì sẽ là “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” chứ không định tội danh đầy đủ như điều luật quy định.
+ Về hậu quả:
Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội này. Chỉ cần người nào có hành vi làm giả con dấu, giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, giấy tờ tài liệu đó để lừa dối người khác nhằm đạt được mục đích bất hợp pháp của mình thì đều có thể bị truy cứu về tội này. Nếu việc phạm tội gây hậu quả thực tế thì đây sẽ được coi là tình tiết định khung hình phạt.
Về mặt chủ quan của tội phạm:
Tội làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức được thực hiện dưới lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ con dấu, giấy tờ, tài liệu này là giả nhưng vẫn sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa dối người khác để trục lợi.
Động cơ của việc phạm tội cũng không phải là yếu tố bắt buộc, tuy nhiên việc xác định động cơ cũng là điều hết sức quan trọng do nếu người phạm tội thực hiện việc làm giả con dấu, giấy tờ vì lợi ích vật chất hoặc vì động cơ đê hèn khác thì sẽ khác với người làm giả con dấu, giấy tờ giả vì mục đích thành tích, chẳng hạn như là làm giả giấy khen để khoe khoang thì sẽ khác làm giả giấy khen để được ưu tiên khi đi xin học bổng, xin đi du học nước ngoài…
Như vậy, việc sử dụng bằng giả được xem là có hành vi “sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả” là một điều cấm. Nhưng để xác định người sử dụng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì phải xem xét mục đích của hành vi, nếu mục đích đó "nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân” thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 342 BLHS 2015.
Nếu như chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo căn cứ khoản 3, khoản 5 điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
"Điều 16: Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”.
Như vậy, chị của bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng do hành vi mua bán văn bằng giả. Ngoài ra, sẽ bị phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm hành chính.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!
 

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương