QUYỀN DÀNH NUÔI CON SAU KHI LY HÔN?

QUYỀN DÀNH NUÔI CON SAU KHI LY HÔN?

QUYỀN DÀNH NUÔI CON SAU KHI LY HÔN?

QUYỀN DÀNH NUÔI CON SAU KHI LY HÔN?

NỘI DUNG CÂU HỎI:

Chào luật sư, mong luật sư tư vấn giúp em. Em  sinh năm 1993. Chồng e sinh năm 1992. Em có 3 cháu, 1 cháu được 3tuổi, 2 cháu được 11tháng. Giờ vợ chồng em hết tình cảm với nhau muốn ly hôn. Chồng e sửa xe máy trong miền nam và hiện ở cùng với bé lớn từ 21/12 âm năm ngoái. Em thì ngoài bắc cùng 2 bé nhỏ. Vì xích mích mẹ chồng nàng dâu mà từ khi sinh 2 cháu được 1 tháng 4 ngày em về ngoại, em bảo ra mấy hôm đến 28/12 âm thì em về, nhưng khi về thì  mẹ chồng khóa cửa vào nam luôn bảo không để chìa khóa ở nhà nên từ đó đến giờ em và 2 bé ở ngoại. Vì bảo ra mấy hôm về nên e không mang gì cả chỉ mang cho con ít tã lót còn lại để hết nhà nội. Ở ngoại em phải sắm hết mới cho 2 con.  Từ khi em ra ngoại thì chồng em không chu cấp bất kỳ 1 chi phí nào chăm 2 con. Chúng em có vào phường nên em nhượng lại cho họ rút về được tất cả là 78triệu. Thì em gửi vào nam cho con lớn 20tr còn để lại cho 2 đứa nhỏ 58tr.  Vốn của chúng e còn có 100tr gửi ngân hàng mang tên mẹ chồng. Nhưng bữa đầu năm chồng em có mổ chân, hỏi thì anh ấy bảo lấy hết ra chi trả trong khi không bảo em 1 câu gì cả. Em cũng còn mấy chỉ vàng cưới nhưng hiện tại mẹ chồng đang giữ. Bảo bán lấy tiền mua sữa cho cháu thì bà bảo để trong nhà khóa rồi tết bà về rồi tính. Em hiện là công nhân. Chồng không đoái hoài gì đến vợ và 2 con ở nhà. Giờ chúng em muốn ly hôn thì thủ tục sao ạ. Em muốn giành quyền nuôi cả 3 đứa có được không ạ. Nếu không thì có cách nào không. Mong luật sư tư vấn cho e ạ. 

 

TRẢ LỜI:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luatbinhduong.net, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Bạn, chồng bạn hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Trường hợp hai vợ chồng bạn cùng yêu cầu ly hôn và đã thỏa thuận được về vấn đề tài sản, con cái thì Tòa án có thể ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể:

 

"Điều 55. Thuận tình ly hôn

 

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."

 

Trường hợp chồng bạn không có yêu cầu ly hôn hoặc không đồng ý thuận tình ly hôn nhưng bạn có yêu cầu ly hôn thì bạn có thể thực hiện việc ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, trong trường hợp ly hôn đơn phương thì theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 Tòa án chỉ giải quyết ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng bạn có hành vi bao lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của bạn. Cụ thể:

 

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

 

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

 

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

 

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

 

Bạn cần nộp đơn đến Tòa án nhân dân quận( huyện) nơi bạn hoặc chồng cư trú, làm việc theo thỏa thuận của vợ chồng trong trường hợp thuận tình ly hôn. Trường hợp bạn đơn phương ly hôn thì nộp đơn tại Tòa án nơi chồng bạn cư trú, làm việc. Hồ sơ bao gồm:

 

- Đơn khởi kiện ly hôn;

 

- Đăng ký kết hôn ( bản chính );

 

- Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, sử dụng tài sản nếu có tranh chấp về tài sản ( nếu có);

 

- Giấy khai sinh của các con (bản sao có công chứng, chứng thực )

 

- CMTND, sổ hộ khẩu,..( bản sao có công chứng, chứng thực)

 

Trường hợp Tòa án quyết định cho vợ chồng bạn ly hôn thì việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn sẽ do vợ chồng bạn tự thỏa thuận. Trường hợp không tự thỏa thuận được thì theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 Tòa án sẽ giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

 

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

 

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

 

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

 

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

 

Do đó, nếu bạn muốn Tòa án giao cho bạn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cả 3 con của bạn thì bạn cần chứng minh mình đảm bảo điều kiện các mặt để chăm sóc cho các con và những điều kiện của bạn vượt trội hơn hẳn so với các điều kiện của chồng: có công việc ổn định với mức lương đáp ứng điều kiện vật chất cơ bản, có chỗ ở hợp pháp, đảm bảo điều kiện về mặt thời gian để đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần cho các con, môi trường sống lành mạnh,...

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương