LUẬT ADB SAIGON - PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ DO MUA TÀI SẢN TRỘM CẮP MÀ CÓ?

LUẬT ADB SAIGON - PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ DO MUA TÀI SẢN TRỘM CẮP MÀ CÓ?

LUẬT ADB SAIGON - PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ DO MUA TÀI SẢN TRỘM CẮP MÀ CÓ?

LUẬT ADB SAIGON - PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ DO MUA TÀI SẢN TRỘM CẮP MÀ CÓ?
CÂU HỎI:
01 tháng trước tôi có mua một bộ bàn ghế của anh A. Khi mua tôi có hỏi rõ nguồn gốc và anh A bảo rằng tài sản này mua từ rất lâu rồi và là tài sản của anh A. Tôi tin tưởng và quyết định bộ bàn ghế đó. Tuy nhiên, mới đây Công an vào làm việc với gia đình tôi và cho biết tài sản mà tôi đã mua (bộ bàn ghế) là tài sản do anh A trộm cắp mà có. Xin hỏi trong trường hợp nay tôi có phạm tội, phải chịu trách nhiệm hình sự không? Và có đòi lại được số tiền đã mua từ người bán là anh A không?
Cảm ơn Luật sư!
TRẢ LỜI:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luatbinhduong.net, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất: Bạn hỏi có phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự không, chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 323 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì:
Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
…”
Theo đó, hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản mà biết rõ là do người khác phạm tội mà có. Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, được hiểu là hành vi tuy không hứa hẹn trước nhưng đã chứa chấp tài sản mà mình biết rõ là người khác phạm tội (như cướp (Điều 171 BLHS 2015, trộm cắp tài sản (Điều 173…) mà có. Tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là tài sản đang được một người chiếm hữu không hợp pháp, tài sản đó là đối tượng của tội phạm mà họ thực hiện.
Bên cạnh đó, hành vi phạm tội tiêu thụ tài sản chỉ cấu thành Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có khi không có sự hứa hẹn trước. Nếu có sự hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ, thu mua tài sản trộm cắp thì hành vi của người tiêu thụ là hành vi của một đồng phạm với tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức người đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Bạn mua tài sản nhưng không biết tài sản đó là do trộm cắp mà có thì trường hợp này bạn được xem là người thứ ba ngay tình và không vi phạm quy định của pháp luật.
Bạn mua lại bộ bàn ghế do người bán phạm tội mà có, tuy nhiên bạn không biết đây là tài sản trộm cắp mà có, do đó bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
 Thứ 2: có đòi lại được tiền đã giao cho người bán là A thì chúng tôi xin trả lời:
khi bị phát hiện tài sản thực hiện trong giao dịch là tài sản do trộm cắp mà có thì giao dịch dân sự này là vô hiệu, các bên sẽ phải hoàn trả lại nhau những gì đã nhận. Khi đó bộ bàn ghế sẽ do cơ quan công an xử lý, trao trả lại cho người bị mất còn bạn có quyền yêu cầu người bán xe hoàn trả lại tiền đã nhận.
Trên đây là tư vấn của Luatbinhduong.net mà bạn yêu cầu. Nếu còn vướng mắc hoặc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6 270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!
 

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương