LUẬT ADB SAIGON - LƯƠNG THÁNG 13 VÀ THƯỞNG TẾT LÀ KHÁC NHAU HAY GIỐNG NHAU?

LUẬT ADB SAIGON - LƯƠNG THÁNG 13 VÀ THƯỞNG TẾT LÀ KHÁC NHAU HAY GIỐNG NHAU?

LUẬT ADB SAIGON - LƯƠNG THÁNG 13 VÀ THƯỞNG TẾT LÀ KHÁC NHAU HAY GIỐNG NHAU?

LUẬT ADB SAIGON - LƯƠNG THÁNG 13 VÀ THƯỞNG TẾT LÀ KHÁC NHAU HAY GIỐNG NHAU?
LƯƠNG THÁNG 13 VÀ THƯỞNG TẾT LÀ KHÁC NHAU HAY GIỐNG NHAU?
Thời gian cận kề của cái tết năm 2020 sắp đến, hàng loạt người lao động quan tâm đến rất nhiều về vấn đề lương tháng 13 và thưởng tết. Vấn đề này không chỉ được quan tâm mà còn được đặt lên hàng đầu đối với người lao động mỗi dịp tết đến vì nó còn là quyền lợi của mỗi người lao động. Có nhiều công ty trả lời với người lao động rằng: “Tiền lương tháng 13 là tiền thưởng tết”“không bắt buộc phải chi trả khoản tiền lương tháng 13 cho người lao động”. Vậy lương tháng 13 và thưởng tết là khác nhau hay khác nhau?
Cùng Luatbinhduong.net giải quyết câu hỏi này.

Thứ nhất quy định về thưởng:
Điều 103 Bộ luật lao động 2012 về tiền thưởng như sau:
1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Có thể thấy, quy định của pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc doanh nghiệp, công ty, Người sử dụng lao động phải thưởng tết cho Người lao động.
Thứ hai, vấn đề về lương tháng 13:         
+ Bắt buộc phải trả lương tháng 13:
Theo luật thì doanh nghiệp không bắt buộc phải trả lương tháng thứ 13 như mọi người lầm tưởng mà phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động ở thời điểm ký kết hợp đồng làm việc hay trong thỏa ước lao động tập thể. Lương tháng 13 là một chế độ đãi ngộ được nhiều doanh nghiệp sử dụng để thu hút nhân lực về làm việc.
Mặc dù có thể đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, nhưng việc chi trả lương tháng 13 của doanh nghiệp còn phù thuộc vào tình hình kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp và kết quả làm việc của người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hay người lao động không hoàn thành công việc thì nhiều khả năng sẽ không được nhận lương tháng thứ 13.
+ Lương tháng 13 tính như thế nào?
Do đó tiền lương không phải là một khoản tiền bắt buộc doanh nghiệp phải trả cho người lao động và hiện nay pháp luật cũng chưa có một quy định cụ thể nào về cách tính tiền lương tháng thứ 13 mà tùy thuộc vào cơ chế, tính hình kinh doanh cũng như số lượng nhân sự và tùy từng công ty. Thông thường thì lương tháng 13 thường được tính theo cách thông dụng như sau:
Nếu làm đủ 12 tháng (bao gồm cả thời gian thử việc) thì cuối năm dương lịch sẽ được hưởng 1 tháng lương.
Nếu không làm đủ 12 tháng (hoặc có tăng/giảm lương trong thời gian làm việc) thì sẽ tính theo tỉ lệ tương đương.
Nếu trong hợp đồng lao động có thỏa thuận hay có quy định cụ thể trong quy chế công ty, thỏa ước lao động tập thể về thưởng lương tháng 13 thì công ty phải thực hiện theo thỏa thuận trên. Tháng lương 13 không có nghĩa là tiền thưởng, mà chính là tiền công lao động được giữ lại, doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả đủ.
Ngược lại, khi hợp đồng lao động, nội quy hay thỏa ước lao động tập thể không có quy định nào về việc trả lương tháng 13 thì công ty không có nghĩa vụ phải trả khoản tiền này.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!
 

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương