KHÔNG CÓ HỢP ĐỒNG VAY CÓ ĐÒI ĐƯỢC TÀI SẢN CHO VAY?

KHÔNG CÓ HỢP ĐỒNG VAY CÓ ĐÒI ĐƯỢC TÀI SẢN CHO VAY?

KHÔNG CÓ HỢP ĐỒNG VAY CÓ ĐÒI ĐƯỢC TÀI SẢN CHO VAY?

KHÔNG CÓ HỢP ĐỒNG VAY CÓ ĐÒI ĐƯỢC TÀI SẢN CHO VAY?
NỘI DUNG TƯ VẤN: 
Xin chào luật sư. Tôi có 2 trường hợp vay nợ như sau.
Th 1: có 2 khoản vay: 1 khoản 10 tr và 1 khoản đứng tên mua hộ đồ 10tr800 (đã giả 8tr còn 2tr8) không có giấy tờ ký kết nhưng có đủ tin nhắn cũng như hình ảnh chứng minh, còn có hình ảnh chứng minh bên vay đủ điều kiện trả nhưng không trả. Vậy có đủ để khởi tố không?
Th2: có rất nhiều khoản lẻ gộp lại nên không đủ hình ảnh tin nhắn, nhưng có giấy nợ tổng hợp của tất cả các khoản vay thành 1 khoản 36tr. Người này làm trong quân đội chức vụ không cao (lái xe). Nhưng nếu nộp cho chỉ huy đơn vị đó để giải quyết chỉ sợ họ bao che rồi làm mất. Xin hỏi: giấy nợ có photo công chứng được không và có tác dụng khi photo công chứng không? Xin cảm ơn! 
TRẢ LỜI:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luatbinhduong.net, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Với trường hợp thứ nhất, bạn không có giấy vay nợ nhưng có đầy đủ tin nhắn và hình ảnh chứng minh về khoản tiền vay này thì bạn vẫn có thể căn cứ vào đó để yêu cầu người vay tiền của bạn phải thực hiện theo đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận bởi theo quy định của BLDS 2015 thì hợp đồng vay  không bắt buộc phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực theo quy định tại Điều 463 BLDS 2015:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy, người vay tiền của bạn vẫn phải có nghĩa vụ trả đủ tiền cho đến khi đến hạn theo quy định tại Điều 466 BLDS 2015:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
…”
Trường hợp người vay tiền của bạn có hành vi bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời hạn trả dù có điều kiện, có khả năng nhưng cố tình không trả hoặc người này dùng vào những mục đích bất hợp pháp dẫn đến việc không còn khả năng trả lại tài sản nữa thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 BLHS 2015 sđbs 2017:
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…”
Trường hợp người vay tiền của bạn dùng thủ đoạn gian dối để nhằm làm cho bạn tin tưởng và giao tài sản cho sau đó chiếm đoạt số tài sản đó thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS 2015:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
…"
Như vậy, cơ quan công an sẽ khởi tố người vay tiền bạn về hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người vay tiền của bạn phải có dấu hiệu của việc chiếm đoạt tài sản của bạn, tức là những hành vi cố ý chuyển dịch tài sản thuộc quyền sở hữu của bạn sang cho người đó trái quy định của pháp luật ví dụ như: cố tình không trả lại tài sản dù có điều kiện trả, bỏ trốn, dùng thủ đoạn gian dối hoặc sử dụng vào những mục đích bất hợp pháp,… để không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp.
Với trường hợp thứ hai của bạn, vì bạn đã có giấy vay nợ photo công chứng nên trong trường hợp bên phía người có nghĩa vụ vay không thực hiện nghĩa vụ với mình, bạn vẫn có thể căn cứ vào giấy vay nợ này để trình báo và yêu cầu cơ quan Công an giải quyết nếu có dấu hiệu của việc chiếm đoạt tài sản hoặc nộp đơn khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu buộc người đã vay tiền thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương