KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC?

KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC?

KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC?

KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC?
CÂU HỎI TƯ VẤN:
Chào Luật sư! Tôi có vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Ba mẹ tôi bị tai nạn qua đời khi tôi còn rất nhỏ, từ đó tôi sống cùng bà tôi (ông tôi đã mất khi chiến tranh) và 2 người con của bà là cô và chú tôi. Cách đây 2 năm thì bà tôi qua đời. Cô tôi có tìm thấy một tờ di chúc bà để lại với ý nguyện là sẽ cho tôi hơn nửa số tài sản của bà (1 căn nhà và 2 mảnh đất ruộng) còn cô chú tôi chia nhau phần còn lại. Cô chú tôi cũng đồng ý theo ý nguyện của bà và không có tranh chấp gì. Tôi muốn hỏi vậy tôi phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc như thế nào để nhận phần di sản đó?
Xin cảm ơn!
TRẢ LỜI:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Luatbinhduong.net, đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Vì bà bạn mất có để lại di chúc và các thừa kế theo di chúc không phát sinh tranh chấp gì nên bạn và các đồng thừa kế cần tiến hành thực hiện thủ tục khai nhận di sản tại bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn nơi có bất động sản.

Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
Nộp hồ sơ tại cơ quan công chứng nơi có bất động sản.
Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
- Di chúc;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;
- Giấy chứng tử của bà bạn;
- Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;
- Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh, giấy kết hôn …).
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã (phường), nơi thường trú trước đây của người để lại di sản (bà bạn); trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã (phường), nơi có bất động sản của người để lại di sản.
Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Cô chú bạn và bạn có thể tiến hành lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Theo Điều 50 Luật Công chứng). Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.
Bước 2: Đăng ký sang tên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất
Bạn phải thực hiện đăng kí sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm:
- Văn bản khai nhận di sản thừa kế;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất;
- Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,..
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất. 
Trân trọng!  

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương